ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giảm ngập úng tại TPHCM: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài

Cứ có một trận mưa lớn hay một đợt triều cường thì câu chuyện bao giờ TP HCM hết ngập lại nóng lên.

14/10/2019 11:10

Hàng năm, tại TP HCM, cứ vào mùa mưa và mùa triều cường từ khoảng tháng 5 đến tháng 10, nhiều khu vực có địa hình thấp ở các quận: 2, 7, 8, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh… lại thường xuyên bị ngập úng cục bộ. Tình trạng này khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, gặp rất nhiều khó khăn.

Tại TPHCM, mỗi khi triều cường hay mưa lớn thì việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Tại TPHCM, mỗi khi triều cường hay mưa lớn thì việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Gần đây nhất, trong đợt triều cường lịch sử cuối tháng 9, người dân nhiều nơi ở phường Thảo Điền, quận 2 phải đi lại, sinh hoạt bì bõm trong nước mấy ngày liền. Bà Trần Thị Trung Thành, nhà ở đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, cho biết, trước cửa nhà bà, cứ triều cường là đường biến thành sông, mực nước ngập năm sau lại cao hơn năm trước.
"Họ đã khắc phục bằng cách đặt máy bơm để thoát nước, nhưng tôi thấy không giải quyết được gì cả, nước vẫn càng ngày càng lên. Chúng tôi đi lại khó khăn, đi làm thì tắc đường. Dọc đường Nguyễn Văn Hưởng bị ảnh hưởng rất nhiều, đường như cái “cổ chai” đi vào khu Thảo Điền", bà Thành bức xúc.

Cũng bị ảnh hưởng nặng bởi triều cường, cuộc sống người dân khu vực đường Mễ Cốc, phường 15, quận 8 đảo lộn theo con nước. Ông Hoàng Xuân Nghiêm, ngụ tại số nhà 2/118 đường Mễ Cốc kể: "Tôi đã ở đây đã trên 60 năm nhưng chưa bao giờ thấy bị ngập như vậy. 5h sáng nước lên thì 3-4h mọi người đã phải dậy để mang xe ra ngoài, rồi đến sáng lại cõng con ra để đưa đi học".

Lý giải về nguyên nhân triều cường gây ngập úng ngày càng nặng tại TP HCM, bà Lê Thị Xuân Lan, từng là chuyên gia của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho rằng, việc triều cường năm sau lớn hơn năm trước là do biến đổi khí hậu và con người khai thác mạch nước ngầm không theo quy hoạch: "Chúng ta thấy cứ năm sau thì triều cường lớn hơn năm trước. Ngoài những nguyên nhân về tự nhiên như triều cường và gió chướng… thì còn do con người khai thác nước ngầm vô tội vạ làm cho sụt lún đất nền, chính vì vậy năm sau triều cường sẽ cao hơn năm trước".

Sự cố vỡ gần 30m bờ kè tại chân cầu Kênh Ngang số 3 (trên đường Mễ Cốc) thuộc phường 15, quận 8 vào cuối tháng 9 vừa qua khiến của người dân nơi đây gặp khó khăn.
Sự cố vỡ gần 30m bờ kè tại chân cầu Kênh Ngang số 3 (trên đường Mễ Cốc) thuộc phường 15, quận 8 vào cuối tháng 9 vừa qua khiến của người dân nơi đây gặp khó khăn.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Huy, chuyên gia về địa chất tại TP HCM, nguyên nhân chính làm cho thành phố ngày càng ngập nặng là do tác động của con người và do đô thị hóa. Tại các khu vực có nền đất yếu, địa hình thấp của thành phố như huyện Nhà Bè, quận 7 và quận 2 những năm gần đây ào ạt mọc lên các khu nhà cao tầng, khiến nền đất sụt lún nhanh. Đồng thời, quá trình đô thị hóa nhanh, thiếu tính đồng bộ, nhà cửa xây dựng san sát nhau nên khi mưa lớn hay triều cường thì không có chỗ để thoát nước tự nhiên ra sông rạch. Điều này khiến cả các khu vực vốn có nền đất cao, trước đây chưa bao giờ xảy ra ngập úng  như  các quận 5, 10, Gò Vấp, Thủ Đức…thì nay cũng bị ngập cục bộ khi mưa lớn.

Theo nhiều chuyên gia, TP HCM không thể giải quyết tình trạng ngập úng trong một sớm một chiều mà phải có giải pháp căn cơ, đồng bộ hệ thống chống ngập. TP HCM phải xác định quy hoạch đô thị gắn với không gian nước, góp phần điều tiết nước bằng các bể chứa với thể tích lớn dưới các công viên. Ngoài ra, TP HCM cần có sự liên kết với các địa phương lân cận để khơi thông dòng chảy của các sông, kênh, rạch hay điều tiết các mực nước hồ chứa lân cận để giảm thiểu ngập úng cục bộ mỗi khi mưa lớn hay triều cường.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam nói: “Tôi cho rằng, một mình TP HCM không làm được, mà phải liên kết vùng thì mới giải quyết được. Phải liên kết với Bà Rịa-Vũng Tàu, liên kết với Đồng Nai, Bình Dương, cả trên nữa. Giải quyết vấn đề ngập úng ngoài vấn đề nội tại thì phải giải quyết vấn đề mang tính chất liên vùng. TP HCM nên làm việc, phối hợp với các địa phương để cùng phối hợp giải quyết”.

Như vậy, để hạn chế việc ngập úng ngày càng nặng, trong khi chờ triển khai nhanh các dự án chống ngập và có quy hoạch phát triển đô thị từng phân khu hợp lý thì chính quyền các địa phương và các sở ban ngành của thành phố cần vận động người dân hạn chế rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định, thường xuyên khơi thông dòng chảy.

Theo CTV Hoàng Dương/VOV-TPHCM


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

18:05 , 06/05/2024

Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem "Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)" tại tỉnh Điện Biên.

Huyện Thường Xuân triển khai các biện pháp phòng, chống lụt bão

Huyện Thường Xuân triển khai các biện pháp phòng, chống lụt bão

18:04 , 06/05/2024

Để chủ động phòng chống lụt bão năm 2024, huyện Thường Xuân đã triển khai các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả; trong đó lấy phòng tránh là chính”.

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

17:01 , 06/05/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thăm  và tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động

Thăm và tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động

16:06 , 06/05/2024

Hưởng ứng tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi và tặng quà cho thân nhân người bị tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.

Khai mạc phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

Khai mạc phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

16:05 , 06/05/2024

Sáng ngày 6/5, Sở Công thương Thanh Hoá đã phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn. Phiên chợ được tổ chức tại sân vận động trung tâm thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, thu hút đông đảo người dân đến tham quan mua sắm.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 6/5, ngày 7/5/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 6/5, ngày 7/5/2024

16:00 , 06/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 6/5, ngày 7/5/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh đêm, chiều tối và sáng sớm có mưa, dông rải rác, ngày trời nắng.

Mất an toàn giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn

Mất an toàn giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn

14:59 , 06/05/2024

Quốc lộ 47 đoạn thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn là tuyến đường trọng điểm dẫn xuống khu du lịch biển Sầm Sơn. Tuy nhiên, trên tuyến tình trạng người dân vi phạm quy định khi tham gia giao thông diễn ra khá nhiều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Những đóng góp của Thanh Hóa trong  chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đóng góp của Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ

11:32 , 06/05/2024

Năm 1957, khi về thăm Thanh Hóa lần thứ 2, Bác Hồ đã khen ngợi: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó". Có được niềm vinh dự ấy là bởi Thanh Hóa đã đóng góp rất lớn về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm.

Bảo đảm cấp nước cho phát triển sản xuất công nghiệp

Bảo đảm cấp nước cho phát triển sản xuất công nghiệp

11:10 , 06/05/2024

Để bảo đảm nguồn nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, các ngành có liên quan và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục phục vụ các khu công nghiệp.

Vĩnh Lộc phát huy dân chủ để huy động sức dân

Vĩnh Lộc phát huy dân chủ để huy động sức dân

09:49 , 06/05/2024

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc luôn quan tâm đẩy mạnh thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, qua đó khơi dậy sức mạnh toàn dân, tạo động lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng địa phương ngày càng phát triển.