Giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế
Ghi nhận tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đầu tháng 2 đến nay, nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc ở cả người lớn và trẻ em. Trước thực trạng trên, các cơ sở khám, chữa bệnh đã nỗ lực triển khai các giải pháp để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo tại đơn vị.
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa mỗi ngày tiếp nhận từ 500 – 700 bệnh nhi đến khám và điều trị bệnh. Với lượng bệnh nhân đông như hiện nay, nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao. Bởi vậy, bệnh viện đã siết chặt việc sàng lọc, phân luồng ngay từ khâu đón tiếp. Đồng thời, hạn chế chỉ định nhập viện để giảm nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện xuống mức thấp nhất. Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm cũng siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm.

Bác sĩ CKI Lương Đức Huy, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Bác sĩ CKI Lương Đức Huy, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: "Khu bệnh nhiệt đới có khu cách ly riêng có rào chắn, khoá cửa, chỉ cho người nhà thăm nom theo giờ quy định, xe tiêm được đẩy đến từng phòng bệnh. Trong công tác phân loại rác thải, chúng tôi cũng tiến hành phân loại theo quy định".

Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm đang gia tăng số ca mắc ở cả người lớn và trẻ nhỏ như: cúm, sốt virus, sởi, thủy đậu, ho gà. Đây đều là những bệnh dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch. Do đó, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; kê thêm giường bệnh tại các khoa, phòng đông bệnh nhân nhằm hạn chế tối đa việc bệnh nhân nằm ghép.

Bác sĩ CKII Trịnh Xuân Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hó
Bác sĩ CKII Trịnh Xuân Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tại bệnh viện ghi nhận sự gia tăng của bệnh cúm. Để tránh việc lây nhiễm chéo, chúng tôi yêu cầu cán bộ nhân viên y tế thực hiện tốt việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, tuyên truyền cho người bệnh đeo khẩu trang khi đến khám bệnh. Chúng tôi cũng có khu cách ly điều trị bệnh nhân truyền nhiễm".
Trước sự gia tăng của nhiều bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ sở y tế trong tỉnh tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh để điều trị kịp thời và khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh. Các bệnh viện rà soát lại cơ sở vật chất, bổ sung vật tư, hóa chất, cơ số thuốc sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Ngành y tế cũng khuyến cáo người dân, đối với những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng bệnh thì nên tiêm để chủ động phòng tránh dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Sở Công thương Thanh Hoá tổ chức hiến máu nhân đạo
Sáng ngày 16/7, Sở Công thương Thanh Hoá phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo hưởng ứng “Hành trình đỏ giọt hồng xứ Thanh” năm 2025.

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.