Gian nan vận động học sinh vùng cao đến trường
Để sẵn sàng cho năm học mới 2023 - 2024, ngoài công tác chuẩn bị như những trường học miền xuôi, các thầy cô giáo ở vùng núi cao còn có thêm nhiệm vụ quan trọng là đến từng gia đình để vận động học sinh đến trường. Dẫu đó là một hành trình đầy gian nan, song với hi vọng học trò không bỏ trường, bỏ lớp, các thầy cô vẫn vượt suối, băng rừng, đến từng bản, ghé từng nhà học sinh.
Vượt suối, băng rừng, leo dốc… là cung đường quen thuộc mà các thầy cô giáo trường Tiểu học và THCS Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá phải đi qua để đến được nhà học sinh của mình.
Ở địa bàn vùng núi cao, thường những học sinh càng ở nơi xa xôi, cách trở, lại càng cần đến sự có mặt của các thầy cô giáo để vận động các em tới lớp.
Thấu hiểu điều đó, chẳng ngại đường xa, chẳng ngại gian khó, các thầy cô vẫn kiên trì đến từng nhà học sinh. Đây cũng là hành trình giúp các thầy cô gần hơn, hiểu hơn và chia sẻ hơn về hoàn cảnh của mỗi học trò.
Cô Phạm Thị Hiền, giáo viên điểm trường Cốc, trường Tiểu học Nam Tiến, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Nhờ chủ động lên kế hoạch vận động học sinh tới trường, đến thời điểm này, khoảng 99% học sinh lớp 1 tại khu vực miền núi Thanh Hoá đã ra lớp tập trung, làm quen với môi trường giáo dục mới.
Với những cấp học còn lại, các nhà trường vẫn tiếp tục công tác chuẩn bị và đồng hành cùng học sinh.
Ông Nguyễn Văn Nghi, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Tiến, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết, từ ngày 1/8 nhà trường cho giáo viên chia thành các nhóm để đến từng thôn bản để vận động học sinh đến trường. Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục duy trì giáo viên đến điểm lẻ. Nắm bắt học sinh, nếu em nào khó khăn, nhà trường sẽ có biện pháp hỗ trợ.
Bằng sự nhiệt huyết và tinh thần nghề nghiệp, sự quan tâm, yêu thương đối với học sinh người dân tộc thiểu số, các thầy, cô cắm bản vẫn từng ngày nỗ lực vượt qua gian khó, mang cái chữ đến với đồng bào.
Việt Nam có 17 trường đại học lọt top trường chất lượng tại châu Á
Tổ chức giáo dục QS của Anh vừa công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Theo đó, Việt Nam có 17 trường đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này.
Tổng kết trao giải cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2024
Sáng 07/11, tại trường THPT chuyên Lam Sơn, Công đoàn ngành Giáo dục Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2024.
Trường Tiểu học Lam Sơn 1, thị xã Bỉm Sơn: Có trường nhưng vẫn phải "dạy nhờ, học nhờ"
Gần 5 năm nay, hàng trăm học sinh và giáo viên trường Tiểu học Lam Sơn 1, thị xã Bỉm Sơn phải dạy và học ở những phòng học tạm. Trong khi đó, ngôi trường mới đã cơ bản xây xong từ năm 2022, nhưng đến nay vẫn đang để không, chưa được đưa vào sử dụng do vướng một số thủ tục.
Trường Đại học Hồng Đức kết nối cơ hội việc làm cho sinh viên
Sáng ngày 06/11, Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình kết nối cơ hội việc làm cho sinh viên tại các 1 số doanh nghiệp lớn.
Các trường mầm non phòng dịch bệnh cho trẻ
Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng, thủy đậu đang gia tăng số ca mắc ở trẻ nhỏ. Do đó, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.
Trường Đại học Hồng Đức phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024”
Sáng ngày 04/11, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024”.
Trang bị kỹ năng sống cho học sinh
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, cùng với đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó, giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập và cuộc sống.
Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ tháng 12
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Thông tư này thay thế Thông tư số 34 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề trọng điểm
Những năm qua, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm. Từ nhu cầu thực tế và để tăng cường kỹ năng nghề cho người lao động, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ở các ngành nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ cho sinh viên khu vực Bắc Trung Bộ năm 2024
Chiều ngày 2/11, tại trường Đại học Hồng Đức, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và các đơn vị liên quan tổ chức hội thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ và hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô an toàn cho sinh viên khu vực Bắc Trung Bộ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.