ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giáo dục Việt Nam sau 70 năm “diệt giặc dốt”

Chiến dịch chống nạn mù chữ chính thức được phát động từ ngày 8-9-1945 với các sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, quy định mở lớp học bình dân, yêu cầu bắt buộc về việc học chữ quốc ngữ… Từ một đất nước có hơn 95% số dân mù chữ, đến nay, phong trào học tập thường xuyên, suốt đời đã lan tỏa, góp phần xây dựng xã hội học tập.

08/09/2015 15:15
Kỳ tích chiến dịch “diệt giặc dốt”

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề "diệt giặc dốt", coi đây là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của nước nhà lúc bấy giờ. Ngay sau đó, Người ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, cơ quan chỉ đạo chăm lo việc học cho nông dân, thợ thuyền và tất cả những người chưa biết chữ. Tháng 10/1945, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi chống nạn thất học. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ.”

giao-duc-viet-nam-sau-70-nam-diet-giac-dot.jpg

Lớp học Bình dân học vụ

Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí của mọi người dân, làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đẩy lùi giặc dốt. Chỉ sau một năm phát động phong trào đã có 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ trên tổng số 22 triệu dân. Tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng con số ấy thực sự là một kỳ tích trong hoàn cảnh năm đầu tiên của đất nước mới độc lập đang đứng trước những thử thách đầy cam go.

Suốt 9 kháng chiến trường kỳ, phong trào Bình dân học vụ vẫn tiếp tục phát triển. Hồ Chủ tịch theo dõi sát sao nhiệm vụ chống mù chữ ở khắp các miền của đất nước. Phong trào Bình dân học vụ phát triển trong dân quân du kích và trong các đơn vị quân đội, giữa các chiến dịch lại tranh thủ luyện quân và học tập. Trong kháng chiến gian nan, trường học cho trẻ em mở ra, các lớp Bình dân học vụ phát triển. Đúng với tinh thần kháng chiến toàn dân toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Hoà bình lập lại trên miền Bắc, phong trào Bình dân học vụ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Một mặt tiếp tục chống mù chữ, mặt khác thực hiện bổ túc văn hoá để nâng cao trình độ cho mọi người. Bác Hồ gửi ảnh có dòng chữ Bác viết: “Tặng chiến sỹ diệt dốt” và chữ ký để gửi tặng những người dạy và người học có thành tích tốt. Một hệ thống trường bổ túc văn hóa công nông cùng với trường phổ thông lao động được hình thành và phát triển rộng khắp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong công cuộc xây dựng chế độ XHCN ở miền Bắc, đấu trang giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phong trào diễn ra sôi nổi trong các cơ quan, các công nông lâm trường xí nghiệp, rất nhiều người là công nhân, nông dân và chiến sỹ quân đội đã nâng cao trình độ, học lên đại học, có người trở thành nhà khoa học, nhà quản lý xuất sắc.

Sau đại thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Phong trào Bình dân học vụ tiếp tục phát triển khắp nơi, đầy khí thế. Cuối tháng 2 năm 1978, toàn bộ 21 tỉnh, thành ở miền Nam đã cơ bản thanh toán nạn mù chữ.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta thành lập Uỷ ban quốc gia chống mù chữ và phổ cập tiểu học, chỉ đạo cả nước phấn đấu đạt chuẩn theo các mức đề ra cho miền đồng bằng và miền núi khó khăn. Kết quả, đến năm 2000, tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước với 98,03 % số quận/huyện; 98,53% số xã/phường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học; hầu hết trẻ em trong độ tuổi đều được đi học tiểu học; 94% dân số trong độ tuổi 15-35 đã biết chữ. Đó thực sự là một mốc son lớn trong lịch sử giáo dục nước nhà.

Phát triển nền giáo dục đại chúng

Kinh nghiệm từ phong trào Bình dân học vụ đến nay có nhiều ý nghĩa và được vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam, trong đó, việc xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX). Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện với hơn 43 nghìn cơ sở giáo dục từ các cấp học, bậc học được phân bố trên cả nước, phục vụ việc học tập của khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên.

giao-duc-viet-nam-sau-70-nam-diet-giac-dot (1).jpg

Việc đáp ứng nhu cầu học của những đối tượng ngoài nhà trường được coi trọng thông qua việc phát triển mạng lưới hơn 700 trung tâm giáo dục thường xuyên, 11.038 trung tâm học tập cộng đồng (99,16% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng). Đây là địa chỉ học tập gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, nội dung học tập được chia thành các chuyên đề, vừa đáp ứng nhu cầu trang bị kiến thức văn hóa, vừa bồi dưỡng cho người dân về kỹ năng nâng cao năng suất lao động theo hướng "cần gì học nấy".

Chương trình xóa mù chữ và giáo dục sau khi biết chữ vẫn được chú trọng, tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi từ 15-60 hiện đạt khoảng 97,73% dân số.

Tỷ lệ này của Hà Nội đạt trên 99%, tất cả quận, huyện, thị xã đều đạt chuẩn về xóa mù chữ. Tuy vậy, ở những địa bàn khó khăn thì việc xóa mù chữ vẫn là một thử thách không nhỏ khi tỷ lệ người biết chữ mới chỉ đạt khoảng 90%. Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt, quy định rõ lộ trình, trách nhiệm và kinh phí triển khai, nhằm mục tiêu đến năm 2020 xóa mù chữ cho 1,2 triệu người ở độ tuổi 15-60, nâng tỷ lệ người biết chữ đạt mức 98%.

Tinh thần Bình dân học vụ với khí thế sôi nổi đã làm nên kết quả lớn lao. Suốt thời gian dài 70 năm, trong hòa bình cũng như chiến tranh, nhân dân ta đã kiên trì tiến hành công cuộc chống nạn mù chữ, phát triển một nền giáo dục đại chúng cho tất cả mọi người. Đó là nhiệm vụ không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, vun đắp và giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc.

Thúy Hằng/ Dân Trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bốn học sinh Việt Nam đều xuất sắc giành huy chương

Bốn học sinh Việt Nam đều xuất sắc giành huy chương

19:27 , 13/05/2025

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cả bốn học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 tại Hoa Kỳ đều xuất giành huy chương, gồm hai huy chương Vàng và hai huy chương Bạc.

Phát huy hiệu quả giáo dục STEM trong nhà trường

Phát huy hiệu quả giáo dục STEM trong nhà trường

07:08 , 13/05/2025

STEM là chương trình giảng dạy trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học theo cách tiếp cận liên môn. Tại tỉnh Thanh Hoá, giáo dục STEM đã được triển khai thí điểm từ năm học 2023 - 2024 ở cấp tiểu học tại 5 địa phương. Đến nay chương trình đã được triển khai hiệu quả ở toàn bộ cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.

Đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS

07:03 , 13/05/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục để lấy ý kiến đóng góp Nhân dân. Dự thảo có đề xuất mới về sẽ bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Việt Nam lọt top 5 có thành tích cao nhất Olympic Vật lí Châu Á 2025

Việt Nam lọt top 5 có thành tích cao nhất Olympic Vật lí Châu Á 2025

14:02 , 12/05/2025

Theo thông tin vừa nhận được: Tất cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 tổ chức tại Ả rập Xê Út đều đoạt huy chương, gồm: 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.

Lần đầu tiên đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào tiếp sức mùa thi

Lần đầu tiên đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào tiếp sức mùa thi

07:08 , 12/05/2025

Năm nay là năm thứ 24 liên tiếp Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi”. Và lần đầu tiên, trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ và cá nhân hóa trải nghiệm cho thí sinh trên toàn quốc hướng đến thông điệp "Mùa thi hạnh phúc".

Thành phố Thanh Hóa “tăng tốc” tuyển sinh đầu cấp

Thành phố Thanh Hóa “tăng tốc” tuyển sinh đầu cấp

07:03 , 12/05/2025

UBND thành phố Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn. Theo đó, các trường sẽ hoàn thành tuyển sinh năm học 2025 – 2026 trước ngày 15/6 tới, sớm hơn 1 tháng so với mọi năm nhằm đảm bảo ổn định tuyển sinh trước thời điểm sáp nhập phường, xã và giải thể chính quyền cấp huyện.

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong top đầu Đông Nam Á

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong top đầu Đông Nam Á

07:01 , 12/05/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, Việt Nam tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á chu kỳ 2024. Kết quả học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết.

Thanh Hóa có gần 42 nghìn học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thanh Hóa có gần 42 nghìn học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

19:48 , 11/05/2025

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42 nghìn thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Thanh Hóa có gần 42.000 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thanh Hóa có gần 42.000 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

09:10 , 11/05/2025

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42.000 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Đề xuất tiếp tục giao chỉ tiêu giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 trong năm học 2025 - 2026

Đề xuất tiếp tục giao chỉ tiêu giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 trong năm học 2025 - 2026

21:13 , 10/05/2025

Trước băn khoăn của các giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính phủ về công việc trong thời gian tới, khi mà hợp đồng đã sắp hết hạn, Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã có tờ trình đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh tiếp tục giao số lượng hợp đồng giáo viên cho các cấp năm học 2025-2026, đảm bảo nhân lực cho năm học mới.