Đường dây nóng: 0237 3721150

Giáo sư Đài Loan đoạt giải Nobel mặc một áo vest cũ suốt 25 năm

Đó là GS Yuan Tseh Lee (sinh năm 1936), là người Đài Loan đầu tiên nhận giải thưởng Nobel hóa học (1986).

07/07/2019 16:10

Trong chuyến công tác tại Việt Nam đầu tháng 7-2019, GS Lee đã có dịp nói chuyện cùng sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên và các giảng viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Tuổi Trẻ lược ghi một số nội dung chính mà GS Lee đã trao đổi.

TS Trần Minh Triết - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM - trao tặng hoa cảm ơn GS Yuan Tseh Lee (phải) khi chia sẻ cùng sinh viên nhà trường - Ảnh: TRỌNG NHÂN
TS Trần Minh Triết - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM - trao tặng hoa cảm ơn GS Yuan Tseh Lee (phải) khi chia sẻ cùng sinh viên nhà trường - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Yêu khoa học từ những trang sách

Tôi nhớ khi mình đang học lớp 3 hay lớp 4, quân đội đồng minh liên tục ném bom Đài Loan - lúc này đang bị Nhật chiếm đóng. Tôi cùng gia đình buộc phải sống trong những hầm trú bom trên một ngọn núi nên việc học bị gián đoạn gần 2 năm. Khoảng thời gian này tôi học được rất nhiều về cuộc sống, về thiên nhiên...

Khi trở lại trường lớp, tôi vẫn "ham chơi", nào là bóng chày, bóng bàn rồi tham gia các đội văn nghệ của trường... 

Cho đến một ngày, tôi bắt gặp bức hình trong trang sách giáo khoa vẽ một chú cừu ngơ ngác hỏi nhà khoa học: "Liệu ông có thể biến lông của tôi thành nilông không?". Bức ảnh đã gợi sự tò mò rất lớn trong tôi về công việc nghiên cứu.

Cuốn sách của cha tôi về Leonardo Da Vinci trên kệ sách gia đình cũng đã thu hút tôi trong những năm tháng tuổi thơ đến độ gần như ngày nào tôi cũng đọc đi đọc lại vài trang. 

Sau này, tôi có dịp biết đến tiểu sử Marie Curie và bị lôi cuốn bởi mọi thứ của nhà khoa học này, từ nhân cách, niềm đam mê, sự tự rèn luyện bản thân đến lý tưởng sống. Tất cả đã giúp tôi chính thức hạ quyết tâm trở thành một nhà khoa học.

Tôi có may mắn khi được nhận vào ĐH Quốc gia Đài Loan mà không phải thông qua thi tuyển do thành tích học tập cấp III tốt. 

Tuy nhiên, vào ĐH thời gian đầu tôi loay hoay không biết học như thế nào mới trở thành một nhà khoa học giỏi, phải chăng chỉ là theo học xuất sắc tất cả các môn học trong chương trình là được? Trái lại, có người nói tôi muốn giỏi hóa phải học thêm vật lý như điện học, quang học... Có người bày tôi nên biết thêm về kinh tế, xã hội...

Về sau, tôi tin rằng tất cả những gì chúng ta theo đuổi trong thời gian ĐH đều có ích trong tương lai. Chẳng hạn, để hiểu thêm về chân không, tôi đã phải nghiên cứu về nghệ thuật thổi thủy tinh, nghe có vẻ không liên quan gì. Việc làm nhiều thứ cũng giúp tôi học được cách sử dụng thời gian hợp lý, kỹ năng quản trị hiệu quả cho tất cả công việc của mình.

Khi bắt đầu làm nghiên cứu sinh tại ĐH California (Mỹ), tôi thật sự ngỡ ngàng bởi người hướng dẫn gần như chỉ hỏi tôi một câu duy nhất là: "Tiếp theo là gì?", hay "Anh sẽ làm gì tiếp theo?". Thế là, gần như mọi thắc mắc của tôi, tôi đều phải tự mình tìm hiểu và đưa ra câu trả lời. 

Tôi nhận ra khi bạn chắt chiu và làm đầy kiến thức của mình hằng ngày, những cái mới rồi sẽ liên tục xuất hiện. Và rồi, một khi vấn đề bạn phát hiện nằm ngoài hiểu biết của người hướng dẫn, khi đó bạn đã thành công.

Chiếc áo vest 25 năm

Chúng ta đều sống trên Trái đất, do đó mỗi bước đi của chúng ta đều để lại tác động đến môi trường theo một hướng nào đó. Nói cách khác, quá trình phát triển của xã hội và ảnh hưởng đến môi trường diễn ra song song. Để cân bằng, sự phát triển phải đi theo một hướng khác biệt - hướng "xanh" - ví dụ như đẩy mạnh vào sức mạnh của năng lượng mặt trời. 

Tôi rất tin vào nguồn năng lượng này sẽ là trụ cột trong tương lai bởi sự ổn định, dễ sử dụng và an toàn; bên cạnh đó, những giá trị của mặt trời cũng chưa được phát triển hết. Nghiên cứu theo những hướng "xanh" này chính là cách mà nhà khoa học có thể tạo ra được những bước tiến tích cực cho xã hội và tạo được sự cân bằng.

Với tôi, sự cân bằng còn được tạo nên bởi đức tính tiết kiệm. Khi mỗi người tự ý thức tiết kiệm cho bản thân, Trái đất sẽ ít bị tác động hơn, nhất là trong kỷ nguyên mà dân số con người không ngừng gia tăng. 

Chiếc áo vest tôi đang mặc đây tôi đã mua từ 25 năm trước khi còn ở Singapore, đi đâu tôi cũng mặc chiếc áo này. Nhiều người có thể cho rằng nó đã cũ rích, tuy nhiên tôi thấy vẫn còn mới và còn mượt lắm. Đó chính là những cách đơn giản mỗi người có thể làm vì môi trường.

Sẽ khó có thể có một Einstein nữa?

Hiện tại, nhiều quốc gia quy định mỗi nghiên cứu sinh hay các nhà khoa học nói chung phải đạt số lượng bao nhiêu báo cáo một năm. Tuy nhiên, thực chất đây không phải là quy định từ các GS như tôi, mà phụ thuộc vào những nhà cung cấp tài chính, có thể là chính phủ, cũng có thể từ doanh nghiệp. 

Bởi lẽ, đa phần nhà cung cấp tài chính không hiểu tường tận về quá trình nghiên cứu, do đó họ cần các con số cụ thể để lượng hóa tiến độ nghiên cứu làm cơ sở để tiếp tục rót vốn. Tuy nhiên, cũng có những quốc gia không nhất thiết cần báo cáo, mà cho nhà nghiên cứu thoải mái với các công trình và sẽ có những cách đánh giá riêng.

Có một câu chuyện vui là vào dịp kỷ niệm Năm vật lý thế giới (2005), các nhà khoa học có hỏi liệu sau này thế giới sẽ có một Albert Einstein hay không? 

Hầu hết mọi người đều nói vui rằng sẽ không, vì đa số các nhà khoa học hiện tại dành nhiều thời gian để viết các đề án và báo cáo sao cho có thể gọi được vốn nghiên cứu, từ đó đề án và báo cáo ít nhiều sẽ phụ thuộc vào những nhà cung cấp vốn, làm cho những phát kiến vĩ đại như Einstein có thể sẽ hiếm gặp hơn.

Theo TRỌNG NHÂN /Tuổi trẻ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chạm tới ước mơ

Chạm tới ước mơ

11:07 , 20/07/2025

Từ một học sinh vùng nông thôn, Trịnh Văn Hiếu - học sinh lớp 12A1, Trường THPT Lê Lợi đã ghi tên mình vào bảng vàng thành tích của giáo dục xứ Thanh với 29,75 điểm khối A00 – trở thành đồng thủ khoa toàn tỉnh Thanh Hóa và Á khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Thành tích ấy không chỉ là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè, mà còn là minh chứng cho hành trình vượt khó vươn lên bằng ý chí và nghị lực.

Việt Nam trở lại top 10 Olympic Toán quốc tế

Việt Nam trở lại top 10 Olympic Toán quốc tế

07:48 , 20/07/2025

Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2025, cả 6 thành viên đội tuyển Việt Nam đều giành được huy chương, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam đứng thứ 9 trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Olympic Toán quốc tế 2025, sau khi xếp hạng thấp kỷ lục vào năm ngoái.

Việt Nam đạt thành tích xuất sắc tại Olympic STEM quốc tế năm 2025

Việt Nam đạt thành tích xuất sắc tại Olympic STEM quốc tế năm 2025

07:30 , 20/07/2025

Thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết, đoàn học sinh Việt Nam vừa đạt thành tích xuất sắc tại Olympic STEM quốc tế năm 2025 được tổ chức tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha với 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.

Ngôi trường có nhiều điểm 10 nhất Thanh Hóa tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngôi trường có nhiều điểm 10 nhất Thanh Hóa tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

18:05 , 19/07/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 trong top 10 tỉnh có nhiều điểm 10 nhất. Trong đó, trường THPT Lê Lợi tự hào xếp thứ nhất toàn tỉnh với 37 điểm 10.

Điểm chuẩn đại học 2025 có thể giảm từ 1 đến 3 điểm

Điểm chuẩn đại học 2025 có thể giảm từ 1 đến 3 điểm

09:17 , 19/07/2025

Dù có nhiều yếu tố mới trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2025, đa số chuyên gia giáo dục đều đồng tình rằng điểm chuẩn vào đại học sẽ giảm từ 1–3 điểm, tùy theo ngành và tổ hợp xét tuyển. Thí sinh cần bám sát phổ điểm và thông tin xét tuyển của từng trường để đưa ra chiến lược lựa chọn nguyện vọng hiệu quả.

Gấp rút hoàn thiện trường lớp cho năm học mới

Gấp rút hoàn thiện trường lớp cho năm học mới

20:22 , 17/07/2025

Chỉ còn hơn một tháng nữa, năm học 2025 - 2026 sẽ chính thức bắt đầu. Thời điểm này, nhiều địa phương của Thanh Hoá đang khẩn trương hoàn thiện các hạng mục xây dựng, sửa chữa trường lớp và cải tạo cảnh quan nhằm bảo đảm điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Việc hoàn thiện cơ sở vật chất là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Các trường đại học, cao đẳng tập trung cho công tác tuyển sinh

Các trường đại học, cao đẳng tập trung cho công tác tuyển sinh

20:17 , 17/07/2025

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đang tìm hiểu thông tin tuyển sinh và bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Tại Thanh Hóa, các trường đại học, cao đẳng cũng đang tập trung cao cho công tác tuyển sinh.

Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10 trong kỳ thi một số môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10 trong kỳ thi một số môn thi tốt nghiệp THPT 2025

18:08 , 16/07/2025

Sáng ngày 16/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10. Cả nước có 9 thủ khoa đạt điểm 30/30.

Cả 4 học sinh Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế 2025

Cả 4 học sinh Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế 2025

08:43 , 16/07/2025

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng, trong đó có 2 Huy chương Vàng nằm trong top 10.

500 sinh viên trường Đại học Hồng Đức được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi

500 sinh viên trường Đại học Hồng Đức được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi

18:03 , 14/07/2025

Sáng 14/7, trường Đại học Hồng Đức tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học năm 2025. Theo đó, năm học 2025, trường Đại học Hồng Đức có gần 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư; trong đó có 500 sinh viên được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi.