ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giao tranh ác liệt ở Libya: "Thời điểm vàng" của tướng Haftar và tương lai Lybia

Giao tranh ác liệt ở Libya khiến nước này trở thành "tâm chấn" của cuộc khủng hoảng Bắc Phi khi tướng Haftar đang có "thời điểm vàng" để nổi dậy.

09/04/2019 14:08

Ngày 4/4, Tướng Khalifa Haftar - lãnh đạo lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã thông báo ông sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm giành lại thủ đô Tripoli. Văn phòng truyền thông của ông Haftar sau đó đã đăng tải một video cho thấy 10 phương tiện vũ trang có  biểu tượng của lực lượng LNA đang tiến vào thủ đô của Libya. Lực lượng này cũng tuyên bố Tripoli sẽ sụp đổ trong 48 giờ nữa.

giao tranh ac liet o libya: "thoi diem vang" cua tuong haftar va tuong lai libya hinh 1
Tướng Khalifa Haftar thông báo tiến hành một cuộc tấn công vào thủ đô Tripoli, Libya nhằm chống lại Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya ngày 4/4/2019. Ảnh: Reuters

Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) được Liên Hợp Quốc công nhận dường như khá bất ngờ trước động thái này. GNA đã huy động các lực lượng dân quân khác nhau để bảo vệ thủ đô và quyết định tiến hành các cuộc không kích nhằm chống lại lực lượng của Tướng Haftar.

Bất chấp tình hình leo thang căng thẳng nghiêm trọng và nguy cơ về một cuộc nội chiến đẫm máu ở Libya - một quốc gia đã trải qua nhiều năm xung đột, phản ứng của cộng đồng quốc tế khá yếu ớt. Anh kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn tối 5/4 và sau cuộc họp, cơ quan này đã đưa ra tuyên bố yêu cầu Tướng Haftar "dừng tất cả các bước tiến quân sự", trong khi Nga và Pháp gây sức ép nhưng chỉ ở mức tối thiểu với lực lượng LNA. Động thái mới nhất của Mỹ trước tình hình này là rút quân đóng tại quốc gia Bắc Phi này về nước.

Khi lực lượng chính phủ lâm thời GNA thông báo một "cuộc tấn công đáp trả" ngày 7/4, tình hình ở Libya trong trạng thái vô cùng căng thẳng. Qua các bài báo về cuộc xung đột của cả 2 bên với những thông tin khác nhau, dường như rất khó để xác định điều gì thực sự đang diễn ra trên thực địa.

Mới đây, ngày 8/4, Quân đội Quốc gia Libya của Tướng Haftar đã thực hiện các cuộc tấn công vào lực lượng dân quân của chính phủ lâm thời Libya ở phía nam thủ đô Tripoli và sân bay ở trung tâm thành phố.

Tại sao Tướng Haftar lại "nổi dậy" vào thời điểm này?

Cuộc tấn công của lực lượng Quân đội Quốc gia Libya do Tướng Haftar lãnh đạo nhằm kiểm soát thủ đô Tripoli chỉ là vấn đề thời gian. Sau khi kiểm soát toàn bộ khu vực Benghazi ở phía đông Libya năm 2017, trong năm qua, Haftar đã tăng cường mở rộng vùng lãnh thổ ông kiểm soát, trong khi vẫn tham gia thảo luận với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) qua các cuộc thảo luận được tài trợ bởi các nhân tố nước ngoài.

Tháng 1/2019, lực lượng của Tướng Haftar tiến hành một cuộc tấn công để giành quyền kiểm soát các mỏ dầu quan trọng ở phía nam. Vào cuối tháng đó, lực lượng này đã tiến vào Sabha - thành phố lớn nhất miền nam Libya.

Thiết lập quyền kiểm soát, ít nhất là trên danh nghĩa, khoảng 2/3 lãnh thổ Libya, Tướng Haftar tiếp tục có những bước đi tham vọng hơn khi tiến về Tripolitania ở phía tây Libya và thủ đô Tripoli.

Trong bối cảnh một hội nghị quốc gia do Liên Hợp Quốc chủ trì dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng 4/2019, Tướng Haftar tăng cường tối đa hóa lãnh thổ ông kiểm soát nhằm gia tăng ảnh hưởng với các đối thủ của ông thuộc Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya. Cùng thời điểm, cuộc chiến vẫn không có dấu hiệu sẽ dừng lại tại Algeria cũng cho ông Haftar một cơ hội hiếm có để thực hiện cuộc tấn công quân sự.

Lo ngại cuộc xung đột Libya có thể lan sang Algeria, các nhà lãnh đạo nước này hối thúc việc đưa ra một giải pháp chính trị ở Libya và chủ trì một số cuộc họp giữa các chủ thể của Libya. Với Algeria, lực lượng GNA và lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Libya phải dàn xếp các cuộc xung đột ổn thỏa thì quốc gia này mới có thể đảm bảo sự ổn định. Algeria cũng hiểu rõ, "trò chơi có tổng bằng 0" của Tướng Haftar đang gây nguy hiểm và có nguy cơ đe dọa sự ổn định này. Hơn nữa, trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Bắc Phi, Algeria coi các đồng minh Arab của Tướng Haftar như Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia là những kẻ thù địa chính trị.

Do ảnh hưởng chính trị và quân sự của Algeria trong khu vực, Tướng Haftar luôn tránh tiến đến gần biên giới với Algeria và để ngỏ các kênh đối thoại với các nhà lãnh đạo nước này cho tới một vài tháng trước đây. Bất ổn chỉnh trị ở Algeria và cuộc nổi dậy ở nước này hồi tháng 2/2019 nhằm lật đổ Tổng thống Abdelaziz Bouteflika đã cho Tướng Haftar một cơ hội hiếm có thể thực hiện chiến dịch quân sự mà không vấp phải sự phản ứng dữ dội từ nước láng giềng.

Người lãnh đạo Quân đội Quốc gia Libya cũng được những lực lượng ủng hộ nước ngoài "bật đèn xanh" khi Ai Cập, UAE, Jordan, Nga và Pháp đều công khai ủng hộ lực lượng này cả về quân sự và chính trị.

Sự phản ứng dè chừng của cộng đồng quốc tế trước cuộc tấn công của Tướng Haftar vào Tripoli, đúng thời điểm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres thăm thủ đô của Libya đã cho thấy nhiều quốc gia đang coi ông Haftar là một giải pháp cho cuộc xung đột ở Libya.

Tướng Haftar cũng khởi động cuộc tấn công này trong bối cảnh sự phẫn nộ của người dân ở phía tây Libya đang ngày càng tăng trước thực trạng đất nước. Bên trong Tripoli cũng như các thành phố khác của Libya đang ngày càng bất ổn. Tội phạm, tình trạng mất an ninh và tham nhũng có xu hướng gia tăng trong khi điều kiện sống đi xuống, kinh tế suy giảm và hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội gần như sụp đổ.

Thủ đô Tripoli cũng bị chia rẽ giữa các lực lượng dân quân khác nhau và bản thân Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libia với nạn tham nhũng ngày một suy yếu. Trong bối cảnh đó, Tướng Haftar nỗ lực xây dựng hình ảnh bản thân như một nhà lãnh đạo quân sự mạnh mẽ - người có thể thống nhất đất nước và mang lại sự ổn định cho Libya như thời kỳ Gaddafi.

Viễn cảnh nào cho Libya?

Tình hình trên thực địa ở Libya đang thay đổi nhanh chóng và rất khó đoán định nhưng tại thời điểm này, có ít nhất 3 viễn cảnh có thể sẽ xảy ra ở Libya.

Trước tiên, cuộc tấn công Tripoli có thể trở thành một cuộc xung đột mở rộng tương tự những gì từng xảy ra ở Benghazi trong suốt 3 năm. Tuy nhiên, viễn cảnh này có thể gây ra thương vong lớn cho dân thường cũng như phá hủy các cơ sở hạ tầng và làm tiêu tan những kỳ vọng của Tướng Haftar trong việc tiến vào thủ đô với vai trò như một "người hùng".

Thứ hai, một chiến thắng nhanh chóng cũng là điều "bất khả thi" và việc này phụ thuộc phần lớn vào việc liệu Tướng Haftar có thể huy động đủ các lực lượng dân quân tham gia vào quân đội của ông và giúp ông giành quyền kiểm soát Tripolli hay không. Ông Haftar đang tiến hành đàm phán với một số nhà lãnh đạo dân quân như một chiến lược nhằm giúp ông nhanh chóng kiểm soát các khu vực ở phía nam Libya.

Dù vậy, đạt được một thỏa thuận với các nhóm vũ trang không có nghĩa là Tướng Haftar sẽ đảm bảo được những lợi ích quân sự và kinh tế của họ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tình trạng vô chính phủ ở phía tây Libya hiện nay vẫn sẽ tiếp diễn. Và nếu Tướng Haftar có bất kỳ hành động nào khiến các lực lượng dân quân này không hài lòng trong tương lai, có thể ông sẽ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy lớn.

Cuối cùng, việc rút quân cũng là một viễn cảnh được tính tới. Theo đó, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya sẽ dừng cuộc tấn công của họ và tiếp tục củng cố các vị trí chiến lược nhằm gây sức ép cho thủ đô Tripoli. Điều này có thể diễn ra sau một vài vòng đàm phán với sự xuất hiện của Liên Hợp Quốc hoặc không và Tướng Haftar sẽ ở thế "tay trên".

Dù bất kỳ viễn cảnh nào xảy ra ở Libya trong một vài tuần tới thì có một điều chắc chắn là Libya sẽ tiếp tục là "tâm chấn" của cuộc khủng hoảng ở Bắc Phi và là mối quan tâm lớn với các quốc gia láng giếng./.

Kiều Anh/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giáo hoàng Francis qua đời

Giáo hoàng Francis qua đời

17:35 , 21/04/2025

Theo một tuyên bố bằng video của Tòa thánh Vatican ngày 21/4, Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi.

Gần 1.000 nhà kinh tế thế giới ký phản đối chính sách thuế quan của Mỹ

Gần 1.000 nhà kinh tế thế giới ký phản đối chính sách thuế quan của Mỹ

11:05 , 21/04/2025

Gần 1.000 nhà kinh tế, bao gồm nhiều tên tuổi đoạt giải Nobel vừa đồng loạt lên tiếng chỉ trích chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gọi đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Xung đột Nga-Ukraine: Lệnh ngừng bắn hết hiệu lực

Xung đột Nga-Ukraine: Lệnh ngừng bắn hết hiệu lực

11:04 , 21/04/2025

Lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh giữa Nga và Ukraine, được Moscow công bố từ 18h ngày 19/4 đến 24h ngày 21/4 (giờ Moscow, tức 22h ngày 19/4 đến 4h sáng ngày 21/4 giờ Việt Nam) đã hết hạn, và phía Nga không kéo dài lệnh ngừng bắn.

Đàm phán hạt nhân Mỹ, Iran sẽ tiếp tục tại Geneva và Oman

Đàm phán hạt nhân Mỹ, Iran sẽ tiếp tục tại Geneva và Oman

11:03 , 21/04/2025

Iran và Mỹ đã nhất trí tổ chức đàm phán vào tuần tới về vấn đề hạt nhân, sau vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome (Italia) hôm 19/4. Hiện cả Washington và Tehran đã phát đi những tín hiệu lạc quan về một thỏa thuận hợp lý giữa Mỹ và Iran. Giới phân tích cho rằng, động thái này đem đến những tia hy vọng mới hứa hẹn nhiều tiềm năng đột phá.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Ngăn chặn nỗi lo suy thoái

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Ngăn chặn nỗi lo suy thoái

08:56 , 21/04/2025

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây dự báo, nền kinh tế toàn cầu có khả năng tránh được suy thoái, bất chấp các tác động từ việc áp dụng thuế quan của Mỹ đến tăng trưởng kinh tế thế giới.

Thái Lan triển khai đăng ký nhập cảnh trực tuyến cho khách nước ngoài

Thái Lan triển khai đăng ký nhập cảnh trực tuyến cho khách nước ngoài

08:02 , 21/04/2025

Nhà chức trách Thái Lan vừa thông báo, kể từ ngày 1/5 tới, tất cả du khách nước ngoài nhập cảnh vào Thái Lan phải đăng ký phiên bản số của Biểu mẫu nhập cư TM. 6 và việc đăng ký phải được thực hiện ít nhất 3 ngày trước chuyến đi

Nga và Ukraine tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất

Nga và Ukraine tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất

08:01 , 21/04/2025

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố, Nga và Ukraine đã tiến hành cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra cách đây hơn ba năm, với mỗi bên trao trả 246 tù binh.

Ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Ngày lễ Phục sinh trên thế giới

08:00 , 21/04/2025

Trong những ngày này, du khách khắp nơi trên thế giới đã đổ xô về một số vùng ở Tây Ban Nha để tham gia rước kiệu khổng lồ trong suốt một tuần trước lễ Phục sinh, đóng góp "khủng" cho du lịch của quốc gia châu Âu này.

Triều Tiên cáo buộc chính quyền ông Trump muốn 'leo thang xung đột'

Triều Tiên cáo buộc chính quyền ông Trump muốn 'leo thang xung đột'

07:59 , 21/04/2025

Ngày 20/4, Triều Tiên chỉ trích việc chính quyền của Tổng thống Trump nới lỏng các quy định xuất khẩu vũ khí, gọi đây là hành đông nhằm "leo thang xung đột" trên toàn cầu.

Trung Quốc tổ chức giải bán marathon giữa robot và con người

Trung Quốc tổ chức giải bán marathon giữa robot và con người

07:30 , 21/04/2025

Tại giải bán marathon Diệc Trang vừa diễn ra ở Bắc Kinh- Trung Quốc, 21 robot hình người đã tham gia cùng hàng nghìn vận động viên, đánh dấu lần đầu tiên các cỗ máy này thi đấu bên cạnh con người trên đường chạy dài 21km, dù trước đó chúng đã từng góp mặt, nhưng chưa bao giờ thực sự thi đấu.