Giữ vững thương hiệu hàng hoá tiêu biểu xứ Thanh
Năm 2009, Thanh Hoá bắt đầu bình chọn và tôn vinh sản phẩm hàng hoá tiêu biểu của tỉnh. Và từ năm 2012, cứ 2 năm một lần, việc xét chọn sản phẩm hàng hoá tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa lại được tổ chức và tôn vinh vào dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Đến nay, đã có gần 60 sản phẩm hàng hoá tiêu biểu được tôn vinh. Các sản phẩm được xét chọn không những đạt các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực hoặc quốc tế mà còn giữ vững được thương hiệu trên thị trường.
Tại Thanh Hoá, nhiều doanh nghiệp từng có 1 đến 2 sản phẩm tiêu biểu được đã được tôn vinh là hàng hoá tiêu biểu của tỉnh.
Đây là những doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách về Thuế, Luật Lao động và Luật bảo vệ môi trường, đồng thời có nhiều đóng góp cho hoạt động cộng đồng, đặc biệt là hoạt động xã hội từ thiện.
Việc định kỳ tổ chức xét chọn và tôn vinh sản phẩm tiêu biểu tỉnh Thanh Hoá góp phần động viên, khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu và uy tín sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động và thể hiện tốt trách nhiệm với xã hội. Đây cũng chính là cơ hội để các sản phẩm Xứ Thanh khẳng định thương hiệu, tiếp tục vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệu quả liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm khoai tây vụ đông
Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã liên kết sản xuất khoai tây bền vững với các công ty, doanh nghiệp. Trung bình mỗi vụ, các hộ đạt doanh thu từ 100 đến 120 triệu đồng/ha, lợi nhuận từ 50 đến 70 triệu đồng/ha.
Ngành gỗ nỗ lực tìm kiếm thị trường năm 2025
Sau thời gian dài trầm lắng, 2 năm trở lại đây, ngành sản xuất, chế biến gỗ đang bắt đầu phục hồi trở lại. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để tìm kiếm thị trường, phục hồi tăng trưởng.
Xuất nhập khẩu sang Châu Âu và Châu Mỹ tăng mạnh
Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ năm 2024 chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2023.
Giải pháp kết nối tự động phát hành hóa đơn điện tử
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế. Đó là những yêu cầu Cục Thuế Thanh Hóa đặt ra tại hội nghị triển khai giải pháp kết nối tự động thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng kết nối với cơ quan thuế trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Kết nối thông tin, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Cùng với tập trung sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Thanh Hóa rất chú trọng thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ, kết nối giao thương, hợp tác đầu tư. Theo các doanh nghiệp, đây là cơ hội tốt để tìm hiểu thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Thạch Thành: Hiệu quả mô hình tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản
Thay vì sản xuất nhỏ lẻ như trước đây, nhiều hội viên nông dân xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã liên kết thành lập tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản. Tham gia vào tổ, các hội viên đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi liên kết giá trị, đem lại thu nhập cao.
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng góp hơn 24.700 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước
Từ nguồn thuế giá trị gia tăng từ nhập khẩu dầu thô và các thuế khác, năm 2024, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đóng góp ngân sách hơn 996 triệu USD, tương đương hơn 24.700 tỷ đồng.
Việt Nam đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics
Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi có thể tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực logistics; trong đó, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam sẽ là nhân tố chiến lược để có thể đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế nói chung, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số
Theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam, thương mại điện tử tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Đặc biệt, tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Năm 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội đang mở ra. Nếu Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội thì mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là có thể đạt được.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.