Giữa ồn ào Thủ Thiêm, vợ chồng Khoa "khàn" thoái vốn khỏi loạt công ty
Ông Trần Đăng Khoa, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Mai Linh, được biết đến với biệt danh Khoa "khàn" cùng vợ là bà Nguyễn Thị Minh Hồng đã âm thầm thoái vốn khỏi hàng loạt dự án bất động sản nghìn tỷ trước khi Thủ Thiêm dậy sóng.
Ông Trần Đăng Khoa, trong giới doanh nhân còn có biệt danh Khoa "khàn", được biết đến với vai trò Chủ tịch Công ty CP Đầu tư Mai Linh. Doanh nhân họ Trần trở về từ Đông Âu và thành lập Mai Linh giữa những năm 2000, sau đó nhanh chóng nổi lên trong lĩnh vực bất động sản.
Thoái vốn khỏi dự án đất vàng
Vợ chồng Khoa “khàn” được biết liên quan tới nhiều dự án ở TP.HCM và Hà Nội với quỹ đất 200ha, tổng vốn đầu tư ngoài 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây vợ chồng Khoa “khàn” từng bước thoái vốn khỏi nhiều công ty.
Mới nhất là tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Bất động sản và Thương mại Hồng Phúc Quang, chủ đầu tư dự án khách sạn Senla Boutique tại ngã tư Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM) đã có sự thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông. Công ty này được thành lập ngày 14.3.2017 với người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Minh Hồng. Theo đó, hai cổ đông sáng lập là ông Trần Đăng Khoa cùng vợ là bà Nguyễn Thị Minh Hồng đã góp vốn có giá gốc 20 tỷ đồng.
Theo thông tin đăng ký tại Phòng Đăng ký Kinh doanh Tp. HCM, Hồng Phúc Quang có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Ông Khoa giữ 51% vốn công ty, còn con số tương ứng với bà Hồng là 49%. Bà Hồng là Giám đốc và là người đại diện trước pháp luật của Hồng Phúc Quang.

Ngay sau khi thành lập công ty này, vợ chồng Khoa “khàn” đã tiến hành mua lại dự án Khách sạn Senla Boutique của Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương trong năm 2017. Dự án này từng được rao bán với giá trên dưới 900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 3.2018, người đại diện pháp luật cho công ty này lại là một cái tên khác, ông Trần Trung Thành và vợ chồng Khoa “khàn” cũng đã thoái toàn bộ số vốn này bằng cách bán cổ phần cho cổ đông khác.
Theo Phòng ĐKKD TP. HCM, ngày 16.3, Hồng Phúc Quang đã được “thay ruột”, từ 51% của ông Trần Đăng Khoa, 49% của bà Nguyễn Thị Minh Hồng sang thành: 51% của ông Trần Hữu Trung (SN 1986) và 49% của bà Phan Thúy Khanh (SN 1940). Quy mô vốn điều lệ vẫn thế, ở mức 20 tỷ đồng.
Theo đăng ký, ông Trần Hữu Trung và bà Phan Thúy Khanh cùng đăng ký thường trú tại một địa chỉ trên phố Nguyễn Du (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Còn giám đốc Trần Trung Thành, người không sở hữu cổ phần, lại đăng ký hộ khẩu thường trú tại Tp. HCM.
Được biết, ông Trần Hữu Trung là Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Vạn Xuân – Huế. Tổng Giám đốc công ty này cũng mang họ Trần, là ông Trần Phan Anh (SN 1963), và ông Anh cũng có hộ khẩu thường trú cùng chỗ với ông Trung (một địa chỉ trên phố Nguyễn Du, Hà Nội).
Thương vụ ít biết giữa hai doanh nhân họ Trần
Một thương vụ thoái vốn đình đám khác của Khoa “khàn” là Đại Quang Minh. Năm 2011, Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương đã góp 45% cùng ông Trần Đăng Khoa và CTCP Đầu tư Mai Linh thành lập CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh. Công ty này khi đó có vốn điều lệ 4.200 tỷ đồng và là chủ đầu tư của dự án khu đô thị Sala nằm tại vị trí đắc địa của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TP HCM.
Khi đó, Khoa “khàn” là người ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Đại Quang Minh. Thông qua CTCP Đầu tư Mai Linh và CTCP Thương mại Quốc tế và Tư vấn Đầu tư Invenco, vợ chồng ông Khoa và bà Hồng cũng là những người chi phối phần lớn cổ phần còn lại ở Đại Quang Minh.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2016, phần vốn trên bất ngờ được chuyển nhượng hầu hết sang cho Thaco. Với tỷ lệ sở hữu 90%, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương đã thay thế ông Trần Đăng Khoa làm Chủ tịch HĐQT Đại Quang Minh.
Cuối tháng 6.2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi cho Địa ốc Đại Quang Minh với nội dung thay đổi liên quan đến sở hữu của các cổ đông sáng lập.
Tỷ lệ sở hữu của Thaco tại Đại Quang Minh đã được điều chỉnh tăng từ 45% lên 90%. Hai cổ đông sáng lập còn lại là CTCP Đầu tư Mai Linh đã thoái hết 37,5% vốn còn ông Trần Đăng Khoa giảm tỷ lệ sở hữu từ 17,5% xuống còn 5%.
Liên quan đến việc nâng tỷ lệ sở hữu tại Đại Quang Minh, tỷ phú Trần Bá Dương cho biết, cuối năm 2012 khủng hoảng kinh tế kéo dài và thị trường bất động sản đang đóng băng nên Thủ Thiêm lúc đó hết sức ngổn ngang và cũng rất ít nhà đầu tư tham gia.
“Thời điểm đó, ông Trần Đăng Khoa có gặp tôi và cố gắng mời tôi tham gia vào công ty Đại Quang Minh bằng cách mua lại cổ phần của các cổ đông khác. Lúc tôi tham gia cũng được lãnh đạo thành phố hoan nghênh vì thời điểm đó khủng hoảng hiếm có doanh nghiệp nào làm nổi trong khi đó tôi đang lãnh đạo một doanh nghiệp sạch vì không vướng gì tới bất động sản trước đó”, tỷ phú Trần Bá Dương chia sẻ.

Liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm với hợp đồng BT là thương vụ thoái vốn tại Công ty CP Bất động sản Hồng Ngân. Tất nhiên, với mức giá chuyển nhượng lên tới 18.000 đồng cho một cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng của CTCP Bất động sản Hồng Ngân, vợ chồng đại gia Khoa “khàn” cũng không đến nỗi thiệt thòi.
Năm 2017, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa cũng đã âm thầm rút hết vốn khỏi Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hoàng Cường, cổ đông lớn, có thời điểm từng sở hữu 1/5 vốn của CTCP ô tô Trường Hải. Đây là thương vụ của hai doanh nhân họ Trần mà ít người biết đến. Tuy nhiên, không phải trực tiếp mà thông qua Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hoàng Cường (Hoàng Cường), doanh nghiệp do ông và vợ là bà Nguyễn Thị Minh Hồng thành lập và chi phối 98% vốn.
Tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 mà Thaco cung cấp cho thấy, cập nhật đến ngày 31.3.2016, tỷ lệ sở hữu của Hoàng Cường tại Thaco là 21,59%, qua đó trở thành một trong 3 cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp có vốn điều lệ 4.145 tỷ đồng này, sau Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Trân Oanh (38,99%) và cổ đông đến từ Singapore là Jardine Cycle & Carriage Limited (25,10%).
Theo Ngân Nguyễn
Dân Việt
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử
Nghị định 70/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.