Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Ông Nguyễn Văn Hải, ở thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc đến khám tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa trong tình trạng mắt phải nhìn mờ, đau nhức đột ngột, đau đầu.

Sau khi khám lâm sàng, siêu âm và thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắt trái bị glocom cấp tính. Do được phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi thị giác chưa bị tổn thương nên bệnh nhân đã giữ được thị lực.
Ông Nguyễn Văn Hải, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "May mà tôi đi khám kịp thời, được các bác sĩ nhiệt tình tư vấn và phẫu thuật nên mắt tôi giờ đã ổn định".
Không đến viện kịp thời như ông Hải, một bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa khi bệnh đã diễn tiến nặng, nguy cơ mù lòa. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nhìn mờ, nhòe gần 3 tháng nay nhưng không đi khám.

Chỉ khi mắt trái không còn nhìn thấy mới đến bệnh viện. Kết quả, bệnh nhân được chẩn đoán bị glocom giai đoạn muộn, thị lực mắt trái gần như mất hẳn. Mặc dù được phẫu thuật nhưng bệnh nhân không thể khôi phục được thị lực.

Bác sĩ CKI Trịnh Thị Huệ, Trưởng khoa Glocom, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa
Bác sĩ CKI Trịnh Thị Huệ, Trưởng khoa Glocom, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa cho biết cho biết: "Chúng ta nên đi khám định kỳ, đối với những người trên 40 tuổi thì 6 tháng - 1 năm khám 1 lần. Đối với những người có tiền sử về gia đình đã từng bị glocom, anh em ruột thịt hoặc là cha mẹ mà bị glocom thì chúng ta cũng nên đi khám sớm để phát hiện các vấn đề về tăng huyết áp. Ngoài ra thì chúng tôi cũng khuyến cáo những bệnh nhân bị các bệnh về mắt thì nên khám bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể".
Việc điều trị glocom là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác, giữ được thị giác hiện có và khắc phục các triệu chứng của bệnh.
Thế nhưng, hiện nay, đa phần bệnh nhân mắc glocom đến khám ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng, tổn thương thị giác.

Các bác sĩ lưu ý, bệnh glocom không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích điều trị glocom là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác, giữ được thị lực hiện có và khắc phục các triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh glocom cần được quản lý, theo dõi từ khi được phát hiện bệnh, được điều trị cho đến hết quãng đời còn lại nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh.

Những điều cần lưu ý khi ngừng cấp thẻ Bảo hiểm y tế giấy từ 1/6/2025
Từ ngày 1/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID, định danh điện tử VNeID và không có căn cước công dân có gắn chip.

Thu hồi lô thuốc Femancia của Công ty dược phẩm Medisun
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn thông báo về việc thu hồi trên toàn quốc lô thuốc viên nang cứng Femanicia do Công ty cổ phần dược phẩm Medisun (có trụ sở và nhà máy tại thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương) sản xuất.

Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
Xã hội ngày càng phát triển thì áp lực cuộc sống, công việc và học tập ngày càng nhiều, khiến cho số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ngày càng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm đến nay ghi nhận số người trẻ tuổi gồm trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần ngày càng nhiều.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.