Gói phục hồi kinh tế 35.000 tỷ: Lao động khó khăn được vay tiền mua, thuê nhà
Gói phục hồi kinh tế tổng thể 350.000 tỷ đồng được đưa ra với nhiều chính sách hỗ trợ, giải ngân trong 2 năm (2022 và 2023). Trong đó, lao động khó khăn sẽ được hỗ trợ vay tiền mua, thuê nhà ở xã hội.
Ngày 30/1, Chính phủ ban hành Nghị quyết về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Với quy mô 350.000 tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn nhất từ trước đến nay.
Nghị quyết đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó có vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, việc làm.
Theo đó, trong sáu tháng đầu năm 2022, gói hỗ trợ đưa ra chính sách hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất... Mức hỗ trợ với lao động quay trở lại làm việc là 1 triệu đồng một tháng và lao động đang làm tại các doanh nghiệp là 500.000 đồng một tháng.
Ở nhóm giải pháp này, Chính phủ cũng đưa ra chính sách cho vay hỗ trợ duy trì, mở rộng việc làm, với tổng vốn cho vay tối đa 10.000 tỷ đồng. Các cá nhân, hộ gia đình cũng sẽ được vay để mua, thuê mua nhà ở nhà xã hội, nhà ở cho công nhân, hoặc vay để cải tạo, sửa chữa nhà... với tổng vốn 15.000 tỷ đồng.
|
Công nhân, người lao động khó khăn được vay tiền mua, thuê nhà ở xã hội |
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, để phục hồi thị trường lao động, ngân sách nhà nước dự kiến trích 6.600 tỷ đồng hỗ trợ thuê nhà trọ cho người lao động, gồm: Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà, tiền thuê trọ với người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.
Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà trọ với mức gấp đôi nhóm trên với người lao động quay lại thị trường (để thu hút trở lại người lao động đã về quê).
Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn không lãi suất để trả lương cho người lao động đến hết 31/3/2022.
Bên cạnh đó, người lao động được vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, với mức vay có thể tới hàng trăm triệu đồng.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, để công nhân ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh tối thiểu về nhà ở, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ triển khai gói tín dụng lớn nhất từ trước tới nay với lãi suất rất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp vay xây dựng ký túc xá, nhà ở cho công nhân mua hoặc thuê; một phần cho công nhân vay lãi suất thấp mua nhà giá rẻ.
Năm nay cũng tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động theo gói hỗ trợ trị giá 7.500 tỷ đồng đã được cung cấp.
Dự kiến Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua gói 6.600 tỷ đồng hỗ trợ người lao động cũng như chính sách cho vay phục hồi sản xuất.
Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sau khi Chính phủ giao nhiệm vụ, bộ sẽ triển khai ngay các công việc liên quan để hoàn thiện nhanh nhất chính sách hỗ trợ tới người lao động.
Việc triển khai hỗ trợ này đã có kinh nghiệm khi triển khai gói hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trong năm 2021.
Việc triển khai hỗ trợ lần này có thể sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu bảo hiểm xã hội để xác định nơi đăng thường trú, tạm trú, nơi thuê trọ, công việc của họ làm căn cứ xác định người lao động được hỗ trợ. Dù vậy, để triển khai hiệu quả vẫn cần cán bộ cơ sở, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Phát triển hạ tầng
Ngoài 3 nhóm giải pháp trên, thì việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vào các dự án quan trọng, cấp thiết, có tính lan toả lớn và giải ngân nhanh, hấp thụ ngay vào nền kinh tế.
Các dự án hạ tầng quan trọng được Chính phủ chú trọng đầu tư giai đoạn này là hoàn thành tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến kết nối vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên với Miền Trung, các tuyến cao tốc vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long; hạ tầng giao thông kết nối các vùng, cảng biển, cửa khẩu, khu và cụm công nghiệp; hạ tầng số, chuyển đổi số...
Ngoài ra các cơ chế, chính sách cản trở sản xuất, kinh doanh sẽ được cắt giảm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thủ tục hành chính sẽ được tăng xử lý trực tuyến; nghiên cứu các giải pháp đột phá, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững...
![]() |
Chính sách hỗ trợ giảm thuế VAT ngay lập tức đi vào cuộc sống |
Chính phủ sẽ cấp bù lãi suất và phí quản lý tối đa 2.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay ưu đãi. Đồng thời, hỗ trợ lãi suất 2% một năm với các khoản có lãi suất cho vay trên 6% một năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong trong 2022-2023. Tổng vốn hỗ trợ lãi suất là 3.000 tỷ đồng.
Việc mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch. Mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, dịch vụ giải trí... sẽ được cấp có thẩm quyền hướng dẫn triển khai trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Chính phủ sẽ điều chỉnh, thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định.
Cùng với đó là chính sách cũng hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Loạt chính sách miễn giảm thuế phí, lệ phí trong năm 2022 được Chính phủ đưa ra. Chẳng hạn, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) về 8% với cơ sở kinh doanh tính theo khấu trừ và giảm 20% tỷ lệ phần trăm khi xuất hoá đơn với hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.
Việc giảm thuế VAT không áp dụng với lĩnh vực viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản...
Thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay giảm 50%; giảm 50% phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân phải ngừng kinh doanh, sản xuất do ảnh hưởng của Covid-19 sẽ được giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022.
Các ngân hàng thương mại sẽ hỗ trợ lãi suất 2% một năm trong hai năm (2022 - 2023) với các khoản vay của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có khả năng trả nợ, phục hồi, thuộc lĩnh vực như hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; xuất bản phần mềm...
Ngành ngân hàng phấn đấu giảm lãi suất cho vay 0,5-1% trong 2 năm tới, nhất là với lĩnh vực ưu tiên. Các ngân hàng cũng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19...
Chính phủ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu xem xét giảm tiền điện, tiền nước cho doanh nghiệp, người dân.
Kết quả thực hiện gói hỗ trợ sẽ được Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022, 2023 và 2024.
Theo Vietnamnet
Đọc thêm

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.