ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Gốm Bàu Trúc và thổ cẩm Mỹ Nghiệp "kẹt đường" vào OCOP

Gốm Chăm ở Bàu Trúc (Ninh Thuận) không chỉ là sản phẩm gốm mà còn ở giá trị lịch sử, văn hóa của nó với phát triển du lịch.

28/11/2020 20:36

Ninh Thuận có hai làng nghề truyền thống của người Chăm là làng gốm Bàu Trúc và làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Các sản phẩm từ hai làng nghề này được đánh giá là có tiềm năng xây dựng sản phẩm OCOP, tuy nhiên quá trình thực hiện hồ sơ để trở thành sản phẩm OCOP trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” vẫn còn vướng ở một số tiêu chí.

Là người trực tiếp tham gia tập huấn, hướng dẫn hồ sơ để xây dựng và phát triển làng nghề gốm Bàu Trúc trở thành sản phẩm OCOP trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, ông Đàng Chí Quyết, Trưởng khu phố Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước cho rằng, từ nhiều năm nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường, các sản phẩm gốm của làng nghề đã hướng tới thiết kế mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được đặc trưng của gốm không bàn xoay, tất cả đều làm bằng tay. Hiện các nghệ nhân tại làng nghề gốm Bàu Trúc đã nỗ lực, phấn đấu tạo ra nhiều sản phẩm, mẫu mã mới mang tính đặc thù và đặc biệt là khâu chất lượng, để đáp ứng tiêu chí về sản phẩm đạt chuẩn chương trình OCOP.

"Mong rằng qua chương trình OCOP này thì sản phẩm của làng nghề gốm Bàu Trúc sẽ đạt tiêu chuẩn chương trình OCOP và quan khách du lịch tham quan cũng như các thị trường chấp nhận sản phẩm gốm Bàu Trúc không chỉ là thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước" - ông Quyết cho biết.

Gốm Chăm ở Bàu Trúc không chỉ là sản phẩm gốm mà còn ở giá trị lịch sử, văn hóa của nó với phát triển du lịch. Tuy nhiên để cho làng nghề này phát triển bền vững thì vấn đề nguồn nguyên liệu cũng phải được tính đến. Đây đang là rào cản để cho sản phẩm gốm có mặt trong chương trình OCOP.

Cũng như gốm Bàu Trúc, sản phẩm nghề dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp cũng có từ lâu đời, được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận “Nhãn hiệu tập thể”. Để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhiều mẫu mã đã được thay đổi với các hình thức đa dạng, nhiều màu sắc sặc sỡ có đan xen những hoa văn độc đáo của người Chăm.

Gốm Chăm Bàu Trúc đa dạng hóa sản phẩm.
Gốm Chăm Bàu Trúc đa dạng hóa sản phẩm.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng hồ sơ phát triển làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp thành sản phẩm OCOP, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là địa phương không chủ động được nguồn nguyên liệu mà chủ yếu là nhập khẩu hoàn toàn.

Bà Đàng Sinh Ái Chi - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận cho biết, hiện nay vẫn đang có nhiều vướng mắc về nguồn nguyên liệu như tơ, sợi để tạo ra các dòng sản phẩm phục vụ du khách.

Bà Ái Chi nhấn mạnh: "Trong thời gian tới, chúng tôi mong rằng các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, đầu tư, để bà con của hai làng nghề nhận được hỗ trợ các chính sách ưu đãi. Qua đó tạo điều kiện cho bà con phát triển làng nghề của mình và có hướng giải pháp, cùng với địa phương để tạo nguyên liệu để phát triển sản phẩm".

Để hai làng nghề này góp mặt trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, việc hình thành nguyên liệu tại chỗ cần phải được địa phương quan tâm. Về nguyên liệu làm gốm Bàu Trúc, địa phương cần quy hoạch tách bạch vùng đất làm gốm ra khỏi đất trồng lúa. Còn về nguyên liệu phục vụ cho nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp cần khôi phục lại vùng trồng cây bông.

Theo Tiến sỹ Ngô Thị Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia TP HCM, trước đây, Ninh Thuận từng là nơi có nghề trồng bông khá nổi tiếng. Khi trồng bông không chỉ phát triển nguyên liệu cho sản phẩm dệt mà chúng ta có thể hình thành một làng du lịch tại đây.

"Yếu tố từ nguồn nguyên liệu bông rất là đẹp, mỗi người có thể chụp ảnh. Đặc biệt kỹ năng về dệt truyền thống của đồng bào Chăm ở đây sẽ mang yếu tố giá trị rất là lớn không chỉ sản phẩm về thủ công mỹ nghệ mà còn phát triển về du lịch, nông thôn mới của đồng bào Chăm Ninh Thuận" - Tiến sỹ Ngô Thị Thu Trang  nêu ý kiến.

“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất.

Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức đánh giá, thẩm định, chấm điểm và phân hạng 69 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020 của các chủ thể 7 huyện, thành phố trong tỉnh… Tại đây, 8 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao, 15 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại đạt 3 sao. Tuy nhiên, trong đợt đánh giá, phân hạng lần này sản phẩm của hai làng nghề truyền thống của người Chăm chưa được chấm điểm phân hạng sao, do chưa hoàn tất thủ tục hồ sơ đăng ký theo bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP. 

Ông Đặng Kim Cương – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. 

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục quảng bá sản phẩm theo tiêu chuẩn và theo chuỗi giá trị để kết nối đầu ra tiêu thụ sản phẩm, từ khâu trồng trọt, đến khâu sản xuất cho đến thu hoạch và cái bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm ở địa phương", ông Cương cho hay.

Hiện các sản phẩm của hai làng nghề truyền thống Chăm không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà đang tiếp cận nhiều thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, việc xây dựng sản phẩm của hai làng nghề truyền thống Chăm để tham gia vào chương trình OCOP nhằm hướng các làng nghề này phát triển những sản phẩm chất lượng cao, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân và khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Theo Đoàn Sĩ/VOV-TPHCM

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.