GS Nguyễn Hữu Tú: Mở đào tạo ngành y tràn lan hậu quả sẽ rất lớn và kéo dài
Tình trạng mở đào tạo ngành y tràn lan của nhiều trường đại học hiện nay khiến dư luận quan tâm vì đây là ngành nghề đặc biệt, quyết định trực tiếp sức khỏe và tính mạng của con người.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho biết, hiện nay, cả nước có khoảng 30 cơ sở đào tạo ngành Bác sĩ Y đa khoa bao gồm cơ sở công lập và ngoài công lập. Số các cơ sở đào tạo Bác sĩ Y đa khoa tăng nhanh trong những năm gần đây.
Cần có sự tham gia nhiều hơn của Bộ Y tế
Phóng viên: Thưa GS, hiện nay, có rất nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập được mở đào tạo ngành sức khỏe, nhiều ý kiến cho rằng, không nên mở đào tạo ngành y tràn lan và cảnh báo hậu quả khôn lường, ý kiến GS như thế nào?
GS.TS Nguyễn Hữu Tú: Tôi đồng tình với ý kiến không nên mở ngành đào tạo khoa học sức khỏe tràn lan bởi đây là ngành nghề đặc biệt, quyết định trực tiếp sức khỏe và tính mạng của con người. Nếu chất lượng của sản phẩm đào tạo không đảm bảo hậu quả đối với hệ thống sẽ rất lớn và kéo dài. Ngoài ra đào tạo tràn lan gây mất cân đối ngành nghề, dư thừa nhân lực khi thiếu vị trí việc làm, tác động tiêu cực tới đào tạo chất lượng.
Phóng viên: Theo GS, cần làm gì để đảm bảo chất lượng đào tạo ngành y?
GS.TS Nguyễn Hữu Tú: Để đảm bảo chất lượng đào tạo, khi mở ngành y cần rất nhiều điều kiện khắt khe của cả cơ sở đào tạo lẫn người học. Điều kiện của cơ sở đào tạo đã được quy định trong Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT.
Đối với người học nhiều năm nay Bộ GD-ĐT cũng đã có quy định điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng của khối ngành khoa học sức khỏe. Như vậy vấn đề là chúng ta cần thực hiện đúng các quy định hiện hành; tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra của các cấp quản lý.
Theo tôi Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT đã quy định về điều kiện mở mã ngành mới, nhưng thông tư cần được rà soát lại, điều chỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu thực tế, nâng cao chất lượng của cơ sở đào tạo, đặc biệt cần có sự tham gia nhiều hơn của Bộ Y tế.
Chi phí đào tạo chương trình bác sĩ y khoa là 14,3 triệu/năm
Phóng viên: Để trở thành bác sĩ thời gian đào tạo mất bao lâu, kinh phí như thế nào thưa GS?
GS.TS Nguyễn Hữu Tú: Tại Việt Nam hiện nay đào tạo bác sỹ y khoa kéo dài 6 năm, là giai đoạn đào tạo nền tảng cơ bản, học viên phải tiếp tục giai đoạn đào tạo chuyên khoa hay sau đại học, kéo dài tối thiểu 2 năm.
Theo khung học phí quy định hiện nay đối với các trường công lập học phí của chương trình bác sĩ y khoa là 14,3 triệu/năm. Nếu ước tính đúng theo định mức kinh tế kỹ thuật mức học phí ít nhất sẽ là 60-70triệu/năm. Mức học phí này ở các nước phát triển cao gấp 10-30 lần.
Phóng viên: Trường ĐH Y Hà Nội là đầu tàu đào tạo ngành y, vậy tuyển sinh và chương trình đào tạo của trường như thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ sinh viên tốt nghiệp ra trường?
GS.TS Nguyễn Hữu Tú: Trường ĐH Y Hà Nội luôn cố gắng tìm cách duy trì và nâng cao chất lượng bằng nhiều hoạt động hệ thống trong những năm qua: điều chỉnh phương án tuyển sinh để nâng cao chất lượng sinh viên đầu vào; đổi mới toàn diện đào tạo đại học (chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, vật liệu dạy học, lượng giá, tăng cường năng lực ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học...); đầu tư cơ sở vật chất; mở rộng cơ sở thực hành.
Phóng viên: Phương án tuyển sinh năm 2021 của trường ĐH Y Hà Nội có đổi mới gì không thưa GS?
GS.TS Nguyễn Hữu Tú: Phương án tuyển sinh năm 2021 cơ bản như năm 2020, trường tuyển sinh 9 mà ngành cho cơ sở chính và Phân hiệu Thanh Hóa với tổng chỉ tiêu 1200-1300 sinh viên. Trường sẽ xét tuyển chủ yếu dựa trên kết quả kỳ thi THPTQG.
Để tăng cường năng lực ngoại ngữ, trường dự kiến sẽ dành 10% chỉ tiêu ưu tiên cho học sinh có thêm các chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh và Pháp. Trường cũng dự kiến chỉ tuyển cử nhân điều dưỡng chương trình tiên tiến (dạy bằng tiếng Anh) tại cơ sở chính, trong khi chương trình cử nhân điều dưỡng thông thường sẽ đào tạo tại phân hiệu.
Phóng viên: Trân trọng cám ơn GS!
Điều kiện để mở ngành đào tạo khối ngành sức khỏe
Các yêu cầu, điều kiện để mở ngành đào tạo khối ngành Sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT cao hơn so với các ngành khác. Cụ thể: Để mở nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành của trường phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo.
Mỗi môn học phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng phù hợp với môn học giảng dạy. Cụ thể ngành Y đa khoa có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng). Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.
Ngành Răng - Hàm - Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng - Hàm - Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Thông tư 22 cũng nêu chi tiết điều kiện cơ sở vật chất đối với một số ngành thuộc nhóm sức khỏe. Các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng ít nhất phải có phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh...
Bên cạnh đó, khối ngành sức khỏe là khối ngành đào tạo đặc thù, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018 đã quy định Bộ GDĐT quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.
Với tất cả các hồ sơ mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế theo quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.
Hồng Hạnh/ Dân trí
Đọc thêm

Đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục để lấy ý kiến đóng góp Nhân dân. Dự thảo có đề xuất mới về sẽ bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Việt Nam lọt top 5 có thành tích cao nhất Olympic Vật lí Châu Á 2025
Theo thông tin vừa nhận được: Tất cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 tổ chức tại Ả rập Xê Út đều đoạt huy chương, gồm: 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.

Lần đầu tiên đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào tiếp sức mùa thi
Năm nay là năm thứ 24 liên tiếp Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi”. Và lần đầu tiên, trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ và cá nhân hóa trải nghiệm cho thí sinh trên toàn quốc hướng đến thông điệp "Mùa thi hạnh phúc".

Thành phố Thanh Hóa “tăng tốc” tuyển sinh đầu cấp
UBND thành phố Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn. Theo đó, các trường sẽ hoàn thành tuyển sinh năm học 2025 – 2026 trước ngày 15/6 tới, sớm hơn 1 tháng so với mọi năm nhằm đảm bảo ổn định tuyển sinh trước thời điểm sáp nhập phường, xã và giải thể chính quyền cấp huyện.

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong top đầu Đông Nam Á
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, Việt Nam tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á chu kỳ 2024. Kết quả học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết.

Thanh Hóa có gần 42 nghìn học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42 nghìn thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Thanh Hóa có gần 42.000 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42.000 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Đề xuất tiếp tục giao chỉ tiêu giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 trong năm học 2025 - 2026
Trước băn khoăn của các giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính phủ về công việc trong thời gian tới, khi mà hợp đồng đã sắp hết hạn, Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã có tờ trình đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh tiếp tục giao số lượng hợp đồng giáo viên cho các cấp năm học 2025-2026, đảm bảo nhân lực cho năm học mới.

Khẩn trương xây dựng phương án thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp
Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Trang bị kỹ năng sống an toàn cho trẻ mầm non
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu đời quan trọng, cũng là lúc các trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh. Những bài học thiết thực và sinh động về kỹ năng an toàn đang được lồng ghép vào các hoạt động dạy học tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và phòng tránh được các tình huống nguy hiểm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.