Hà Nội đề xuất 2 phương án tổ chức chính quyền đô thị
Mô hình chính quyền Hà Nội tập trung quản lý theo mô hình chính quyền tại đô thị và tiếp tục đổi mới, củng cố chính quyền nông thôn.
Sáng 1/10, Hội nghị Đảng bộ Hà Nội lần thứ 15 đã tập trung thảo luận về Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội.
![]() |
Nội dung đề án mô hình chính quyền đô thị gồm 4 phần: Sự cần thiết, căn cứ và cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đề án; thực trạng tổ chức chính quyền TP Hà Nội; định hướng và nội dung thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội; tổ chức thực hiện.
Mục tiêu chính của việc xây dựng Đề án là nghiên cứu, đề xuất các nội dung thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội (đô thị đặc biệt). Trong đó, tập trung vào quản lý theo mô hình chính quyền tại khu vực đô thị (quận, thị xã, phường) của TP Hà Nội và tiếp tục đổi mới, củng cố chính quyền nông thôn (huyện, xã, thị trấn).
Đề án tập trung đề xuất, kiến nghị các nội dung thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực đô thị và từng bước đổi mới, củng cố khu vực nông thôn; đổi mới cơ chế, chính sách phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan Trung ương, Thành phố và phân cấp giữa các cấp chính quyền Thành phố; đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức Đảng, MTTQ, các đoàn thể ở cấp huyện, cấp xã trong điều kiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội.
2 phương án mô hình chính quyền đô thị
Theo đó, có 2 phương án mô hình chính quyền đô thị: Phương án 1 là xây dựng mô hình 2 cấp chính quyền gồm TP và quận, huyện, thị xã; một cấp hành chính tại xã, phường, thị trấn. Phương án 2 là xây dựng mô hình tổ chức môt cấp chính quyền (TP), 1 cấp hành chính (quận, huyện, thị xã) và 1 cơ quan hành chính đại diện (xã, phường, thị trấn).
Cả 2 phương án đều được đề xuất trên cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền đô thị, thực tiễn tổ chức chính quyền TP Hà Nội hiện nay, cũng như bối cảnh, vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2030. Nội dung của 2 phương án không mâu thuẫn nhau, chỉ khác nhau về mức độ cải cách, đổi mới đối với chính quyền các cấp của TP Hà Nội từng bước, theo lộ trình, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã.
Cơ chế phân cấp gắn với xây dựng Thành phố thông minh
Dự thảo Đề án cũng nhấn mạnh về cơ chế phân cấp giữa Chính phủ, bộ, ngành Trung ương với chính quyền thành phố Hà Nội.
Theo đó, Thành phố tiếp tục đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh phân cấp cho Hà Nội trên 8 lĩnh vực với 27 nội dung cụ thể. Chính quyền Thành phố cũng sẽ thực hiện phân cấp cho chính quyền quận, huyện, thị xã trên các lĩnh vực: kế hoạch - đầu tư; xây dựng; đất đai; văn hóa; giáo dục - đào tạo; y tế và lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội.
Việc xây dựng thành phố thông minh sẽ gắn với thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội, hướng đến 4 chủ thể chính của đô thị, gồm: Chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trên các nội dung về quản lý thông minh, xây dựng cộng đồng thông minh và người dân có thể tham gia vào công tác quản lý đô thị thông minh; khuyến khích nghiên cứu các ứng dụng thông minh, giải pháp thông minh trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Dự kiến sẽ báo cáo đề án với Bộ Chính trị vào tháng 12/2018, báo cáo Chính phủ quý I/2019 và trình Quốc hội xây dựng, ban hành Nghị quyết cho phép làm thí điểm quý IV/2019. Sau khi được thông qua, nếu thực hiện theo phương án 1 sẽ đề xuất thực hiện thí điểm việc không tổ chức HĐND tại phường từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 và sau đó sẽ thực hiện việc không tổ chức HĐND xã, thị trấn từ đầu nhiệm kỳ 2026 -2031. Còn nếu thực hiện theo phương án 2, sẽ đề xuất thực hiện thí điểm việc không tổ chức HĐND xã, phường, thị trấn từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 20126 và sau đó sẽ thực hiện việc không tổ chức HĐND quận, huyện, thị xã từ đầu nhiệm kỳ 2026 - 2031.
H.La/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.