Habeco: Ước thực hiện ngân sách năm 2019 gần 4,9 nghìn tỷ đồng
Năm 2019 được xem là năm khá thành công với Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) khi doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trở lại, vượt kế hoạch đề ra bất chấp những thách thức trong bối cảnh mới.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh doanh
Báo cáo tài chính hợp nhất của Habeco quý 4/2019 vừa được công bố, cho thấy những điểm sáng trong bức tranh tài chính kinh doanh của doanh nghiệp này.
Trong quý 4/2019, Habeco đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.769 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế quý 4 năm 2019 của HABECO đạt 67,22 tỷ đồng, tăng 57,32 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.
Để có được mức tăng lợi nhuận này, trong quý 4/2019 doanh nghiệp đã tăng cường kiểm soát tốt hoạt động, cụ thể: đã tiết giảm các chi phí trong sản xuất, tỷ trọng giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần quý 4 năm 2019 giảm 1,67% so với cùng kỳ; chi phí bán hàng giảm 96,26 tỷ đồng so với cùng kỳ. Làm cho lợi nhuận sau thuế cả năm 2019 ước đạt 539,54 tỷ đồng, tăng hơn 229 tỷ đồng so với kế hoạch lợi nhuận do Đại hội đồng cổ đông thường niên Habeco đề ra. Càng tích cực hơn khi mức tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh chính thay vì những khoản thu nhập đột biến, bất thường.
Những năm qua, dòng tiền tốt chính là một trong những điểm mạnh của Habeco, ngay cả trong giai đoạn khó khăn khi doanh thu, lợi nhuận giảm, một mặt giúp Tổng công ty có được nguồn lực tài chính dự trữ, mặt khác là từng bước giảm nợ, kéo giảm chi phí tài chính, cải thiện lợi nhuận.
Tính đến 31/12/2019, nợ vay của BHN là 469 tỷ đồng nợ vay, giảm 133 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, các khoản nợ vay ngân hàng đều là các khoản vay của các đơn vị thành viên phục vụ cho hoạt động đầu tư tài sản và bổ sung vốn lưu động tại đơn vị thành viên, tại Công ty mẹ không phát sinh bất cứ khoản vay, cho vay nào. Tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn khá an toàn ở mức 6%.
Nợ vay giảm giúp chi phí lãi vay trong năm 2019 giảm gần 1/3 so với năm 2018 xuống 30,9 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu tài chính, chủ yếu là từ lãi tiền gửi lên đến 171,9 tỷ đồng, gấp 5,56 lần chi phí tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đóng góp đáng kể vào tổng lợi nhuận hợp nhất của Tổng công ty.
Với quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, tính đến hết năm 2019, nộp ngân sách Nhà nước của Habeco ước đạt 4.888,63 tỷ đồng.
Kỳ vọng cho năm 2020 với những kết quả khả quan
Năm 2019 đánh dấu việc Tổng công ty xây dựng chiến lược sản phẩm, thương hiệu mới bằng việc cho ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới vào tháng 5/2019 và hai sản phẩm bia mới vào tháng 6/2019 đã được thị trường đánh giá cao.
Để tạo đà tiêu thụ sản phẩm, tăng trưởng doanh thu, Habeco đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bán hàng đã khiến chi phí bán hàng 9 tháng đầu năm 2019 tăng mạnh, chủ yếu là tăng chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ bán hàng. Với việc các chi phí này giảm mạnh trong quý 4 nhưng doanh thu vẫn tăng trưởng tốt, có thể thấy việc đầu tư của Habeco cho công tác marketing và quảng bá hình ảnh thương hiệu đã và đang đem lại những kết quả lạc quan.
Như vậy, bức tranh kinh doanh của Habeco trong năm 2019 nhìn chung đã cải thiện đáng kể, phản ánh những nỗ lực tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn thị hiếu người tiêu dùng song song với mở rộng mạng lưới phân phối, từng bước gia tăng thị phần tại các thị trường mới nhưng vẫn giữ vững thị phần tại các khu vực truyền thống.
Cũng trong năm 2019, Habeco đã chính thức vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể SAP ERP, bước đầu áp dụng mô hình quản lý mới và hiện đại hóa công tác quản trị dựa trên công nghệ, đón đầu xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Sau những kết quả lạc quan ghi nhận trong năm 2019, cơ cấu tài chính vững mạnh, dòng tiền tốt chính cùng với vị thế đầu ngành và thương hiệu được người tiêu dùng tin cậy chính là nền tảng vững chắc để Habeco có thể kỳ vọng tiếp tục đạt được những kết quả kinh doanh khả quan trong niên độ mới.
Những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, định hướng phát triển trong năm 2020 và các tiếp theo, Habeco xác định chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp là tiếp tục nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới với chất lượng cao hơn nữa, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Đồng thời, doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu tại thị trường trong nước và khu vực; cùng những cam kết hướng đến cộng đồng, thực hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp mang thương hiệu quốc gia, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nước, nhân lên niềm tự hào hàng Việt Nam.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.