Đường dây nóng: 0237 3721150

Hai hội thảo trực tuyến đặc biệt tìm lối đi cho startup thời Covid-19

Tập đoàn Viettel và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức 2 buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Khởi nghiệp thời khủng hoảng Covid-19" và "Hướng đi cho Startup: Tăng trưởng nóng hay bền vững".

27/07/2021 08:46

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tìm ra lối đi cho riêng mình, bên lề cuộc thi Viet Solutions 2021 sẽ là hai buổi tọa đàm trực tuyến. Buổi tọa đàm đầu tiên sẽ diễn ra vào 15h ngày 26/7.

Khởi nghiệp như thế nào trong khủng hoảng Covid-19?

Câu hỏi này đã được trả lời trong phần Webinar 1 với chủ đề: "Khởi nghiệp thời khủng hoảng Covid-19". Việt Nam đang trong đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 với những tác động chưa thể lường trước. Giới khởi nghiệp Việt Nam cũng chứng kiến những biến động trái chiều, với những startup thất bại bên cạnh những startup thành công.

Trong năm 2021, trung bình mỗi tháng có gần 12 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, rất nhiều trong số đó là start-up. Thất bại có thể bắt nguồn từ nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan nhưng những startup thành công chắc chắn phải có một mô hình phủ hợp với hành vi của khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh.

Trước sự bất ổn định mà Covid-19 tạo ra, công nghệ số sẽ giúp và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các startup tồn tại, hướng tới ổn định và phát triển. Trong buổi tọa đàm, khó khăn của doanh nghiệp sẽ được nêu ra, cùng với đó là những giải pháp đột phá để "khởi nghiệp bền vững" trong đại dịch.

Phiên tọa đàm trực tuyến chủ đề Khởi nghiệp thời khủng hoảng Covid-19 sẽ có sự tham gia đóng góp của ông Lê Bá Tân, Phó Tổng giám đốc Viettel Network, đại diện Viettel; ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN AI (tên đầy đủ Vì Việt Nam AI), một startup thành công, từng đạt giải nhất Viet Solutions 2019; ông Trần Việt Hùng, co-founder và CEO của Got It và ông Trần Quang Hưng - Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, Đại diện quỹ đầu tư Vinacapital Ventures. Điều phối chương trình là ông Lê Quốc Vinh, chủ tịch, Chủ tịch kiêm CEO của Le Group of Company.

Trong phần tọa đàm đầu tiên, các diễn giả đã đi tìm câu trả lời cho việc vì sao có những startup phát triển được trong đại dịch còn số khác thì không; công nghệ nào sẽ là xu thế và các startup phải làm gì để có thể phát triển và vươn tầm khu vực và thế giới. Ngoài ra, những "địa chỉ" mà các startup có thể tìm tới để nhận được những hỗ trợ cũng sẽ được nêu ra trong nội dung của tọa đàm.

 

Hai hội thảo trực tuyến đặc biệt tìm lối đi cho startup thời Covid-19 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Startup làm gì để đảm bảo phát triển bền vững?

Đại dịch Covid-19 khiến số lượng doanh nghiệp đóng cửa tăng mạnh. Cùng với đó, cũng ít doanh nghiệp mới được thành lập hơn. Đây không chỉ là thực trạng ở Việt Nam mà là tình cảnh chung trên cả thế giới. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà hệ sinh thái khởi nghiệp hạ nhiệt. Ngược lại, thị trường khởi nghiệp Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, giữa những thách thức mà dịch bệnh mang lại, các startup buộc phải đứng giữa lựa chọn nhanh chóng nắm bắt cơ hội để bùng nổ hay đi theo con đường đảm bảo phát triển bền vững. Tùy thuộc vào thực lực và nhận định của mỗi founder, các startup có thể lựa chọn con đường phù hợp.

Vài năm trở lại đây, thị trường khởi nghiệp Việt Nam được mô tả với cụm từ sôi nổi. Bất chấp việc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn lớn tăng mạnh. Điều đó cho thấy những tiềm năng to lớn của lĩnh vực này. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra câu hỏi rằng các startup sẽ tận dụng cơ hội, tung hết sức để phát triển bền vững hay sẽ chọn lựa con đường phát triển bền vững.

Câu hỏi này cũng sẽ được trả lời tại buổi tọa đàm thứ 2 với nội dung: Hướng đi cho startup: Tăng trưởng nóng hay bền vững. Các diễn giả, với kinh nghiệm của bản thân cũng như sự gắn bó nhiều năm với thị trường khởi nghiệp sẽ phân tích những mô hình, các điểm được và mất của từng lựa chọn nhằm giúp các founder đưa ra quyết định hợp lý nhất cho đứa con tinh thần của họ.

Tham dự buổi tọa đàm thứ 2 có sự tham dự của ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom - trưởng ban tổ chức Viet Solutions 2021; ông Bùi Thành Đô, Founding Partner và CEO của ThinkZone Ventures; ông Nguyễn Minh Đức, founder của CyRadar, giải 3 Viet Solutions 2020. Điều phối chương trình là ông Lê Quốc Vinh, chủ tịch, Chủ tịch kiêm CEO của Le Group of Company.

Điểm đến chung cho các startup Việt

Sự tham dự của lãnh đạo các Tổng công ty thuộc Tập đoàn Viettel, CEO các quỹ đầu tư và các founder của startup thành công được kỳ vọng mở ra cái nhìn toàn diện nhất cho cộng đồng khởi nghiệp Việt. Bên cạnh đó, các buổi tọa đàm cũng sẽ làm nổi bật vai trò của các vườn ươm khởi nghiệp như điểm đến phù hợp cho các startup còn đang loay hoay tìm lối.

Thông qua các buổi tọa đàm, vai trò của Viet Solutions 2021 cũng được nhiều người biết tới hơn. Cuộc thi không dừng lại ở việc chỉ ra thách thức và định hướng phát triển bền vững mà còn là nơi chắp cánh cho những ý tưởng khởi nghiệp có giá trị. Ngoài giải thưởng, các startup tới Viet Solutions còn có cơ hội hoàn thiện sản phẩm nhờ góp ý của Ban Giám khảo cũng như tìm kiếm đối tác, bao gồm Viettel và các tập đoàn lớn khác, để đưa ý tưởng vào cuộc sống.

Đặc biệt, tại Viet Solutions 2021, Bộ Thông tin và truyền thông cùng Viettel và các đơn vị khác sẽ đưa ra những bài toán để các startup đi tìm lời giải. Đây đều sẽ là những vấn đề mà doanh nghiệp, xã hội đang mong đợi giải pháp từ các startup thông qua ứng dụng công nghệ mới như AI và Big Data.

Thay vì mò mẫm tìm kiếm nỗi đau của xã hội và đưa ra lời giải, giờ đây các startup có thể tập trung tìm giải pháp cho vấn đề. Thay đổi này tạo ra những thuận lợi "chưa từng có", đảm bảo một giải pháp tốt gần như chắc chắn sẽ thành công khi có sự chung tay của các doanh nghiệp lớn ngay từ khâu lên ý tưởng triển khai.

Do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Viettel tổ chức, Viet Solutions hướng tới mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia. Cùng với đó, chương trình cũng đóng vai trò bàn đạp, giúp các startup dự thi hoàn thiện giải pháp, tiếp cận nguồn lực hỗ trợ, cả về tài chính lẫn công nghệ, để sớm đi vào thực tế.

Năm nay, Bộ Thông tin và truyền thông cùng các Tổng công ty của Viet Solutions sẽ chủ động đưa ra bài toán để các startup tìm lời giải. Những bài toán này xuất phát từ nhu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, giúp những giải pháp tốt sớm có cơ hội được đưa vào đời sống.

Trường Thịnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

15:39 , 16/07/2025

Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử

14:20 , 15/07/2025

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện

08:06 , 15/07/2025

Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi

08:00 , 15/07/2025

Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch

08:09 , 14/07/2025

Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu

16:03 , 11/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam

09:05 , 11/07/2025

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam, có địa chỉ trực tuyến tại https://techmartvietnam.vn, thực hiện vai trò kết nối giữa nghiên cứu, sản xuất và thị trường.

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc

08:08 , 11/07/2025

Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng

18:11 , 09/07/2025

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI

16:18 , 09/07/2025

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.