Hai lưu ý không thể bỏ qua khi điều trị cúm A tại nhà
Sử dụng thuốc và các dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân cần nhập viện là 2 vấn đề các bác sĩ lưu ý người dân khi điều trị bệnh cúm A tại nhà.
Theo BS Nguyễn Trọng Hưng (Khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn), đa phần các bệnh nhân cúm A đến viện trong tình trạng sốt, chảy nước mũi kèm theo đau họng, ho.
Các bệnh nhân cúm A có bệnh nền như tim mạch, hô hấp, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, mãn tính sẽ được theo dõi trong bệnh viện. Trường hợp người bệnh khỏe mạnh, không bệnh lý nền, đã tiêm vắc xin cúm A khi đến cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm đánh giá xem có biến chứng cúm A hay không. Nếu không có nguy cơ biến chứng cúm A, họ có thể được theo dõi, điều trị tại nhà theo đơn thuốc bác sĩ.
Cũng theo BS Nguyễn Trọng Hưng, biến chứng bệnh cúm A là viêm phổi, biến chứng về tim mạch, thần kinh, viêm cơ. Ngoài ra, bệnh này còn các biến chứng nặng hơn như bệnh nhân bị bội nhiễm, nhiễm trùng, nhiễm độc.
Bác sĩ cũng khuyến cáo có 2 vấn đề người bệnh cần chú ý khi điều trị tại nhà. Thứ nhất là vấn đề sử dụng thuốc. Các bệnh nhân cúm A triệu chứng nhẹ, không có yếu tố nguy cơ, được chăm sóc tại nhà có thể dùng hạ sốt khi sốt. Nếu không sốt trên 38.5 sẽ không dùng hạ sốt. Bệnh nhân mắc cúm A và không bị bội nhiễm không được dùng kháng sinh.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cũng cho biết thêm, nhiều người lầm tưởng dùng kháng sinh giúp bệnh nhanh khỏi. Thực tế, kháng sinh không có tác dụng diệt virus - nguyên nhân gây cúm. Bệnh cúm tự khỏi trong vài ngày, người bệnh có thể dùng thuốc giảm ho, giảm đau họng hoặc thuốc hạ sốt.
Về vấn đề bù nước và điện giải. BS Trọng Hưng chia sẻ, các bệnh nhân không có bệnh lý nền liên quan đến tiểu đường, tim mạch nên hạn chế bù nước bằng nước hoa quả. Người bệnh có thể dùng oresol, nước lọc để bù nước. Nếu bệnh nhân không có bệnh lý nền trên có thể dùng nước hoa quả để bù điện giải. Ngoài ra, với bệnh nhân điều trị tại nhà có thể chỉ định dùng thêm thuốc kháng virus theo liều lượng, cân nặng người bệnh.
Vấn đề cần lưu ý thứ 2 là các dấu hiệu người bệnh cần vào bệnh viện. Cũng theo bác sĩ, tất cả bệnh nhân cúm A điều trị tại nhà phải được theo dõi tình trạng liên tục. Nếu bệnh nhân sốt cao không hạ, không thể ăn uống, hay xuất hiện triệu chứng khác như ho, khạc đờm rất nhiều hoặc bệnh nhân rối loạn ý thức, đau bụng, tiêu chảy hoặc triệu chứng khác như viêm cơ, có dấu hiệu thần kinh… cần nhập viện.
Về phòng bệnh cúm A, chúng ta phòng bệnh cúm A tương tự Covid-19 đó là nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh. Khi tiếp xúc với người bệnh, chúng ta đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Bạn nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
Đặc biệt, người dân nên tiêm vắc xin cúm A. Vắc xin tiêm 1 năm/lần, tiêm trước khi vào mùa đông xuân từ tháng 10 đến tháng 3 để phòng cúm A. Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Người lớn, trẻ lớn cần tiêm nhắc lại hàng năm để duy trì khả năng bảo vệ trước sự biến đổi của các chủng cúm.
Các bác sĩ khuyên người dân không nên quá hoang mang, lo lắng khi mắc cúm. Trường hợp cúm nhẹ chỉ cần chữa ở nhà, không cần phải nhập viện điều trị. Khi có dấu hiệu sốt cao không hạ, co giật... người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám.
Theo Vietnamnet
Viêm màng não mô cầu - 1 trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất
Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt
Trước ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt, Bộ Y tế khẳng định đây là quan niệm sai lầm. Bộ Y tế nhấn mạnh bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, yêu cầu muối chế biến thực phẩm phải tăng cường i-ốt là phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và kinh nghiệm của quốc tế về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của người nghèo
Với mong muốn ngày càng có nhiều người dân được chăm sóc sức khoẻ toàn diện, năm 2023, tỉnh Thanh Hoá đã tặng gần 35.000 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Thanh Hóa phát triển hệ thống y tế chất lượng và hiệu quả
Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế Thanh Hóa đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Với mục tiêu hướng tới nền y tế công bằng, hiệu quả, ngành y tế Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương quan tâm phát triển y tế cơ sở.
Phòng chống các bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ vào mùa lạnh
Thời tiết giao mùa, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp. Tình trạng này tái phát liên tục không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra các bệnh lý về hô hấp là gì? Và làm cách nào để phòng tránh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ? Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ, Bác sĩ Quan Thế Dân, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.
Việt Nam đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất
Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất trên toàn cầu, với tỷ lệ tử vong do ung thư gan là 23/100.000 dân.
Khám sàng lọc bệnh lao, lao tiềm ẩn cho cán bộ, chiến sĩ và can, phạm nhân
Ngày 06/11, Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Bệnh viện Phổi tỉnh Thanh Hóa triển khai khám, sàng lọc phát hiện sớm bệnh lao, lao tiềm ẩn cho cán bộ, chiến sĩ đang công tác và người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân đang bị giam, giữ, cải tạo tại Trại tạm giam.
Hộ gia đình tại Việt Nam dùng muối i-ốt chỉ 27%, thấp hơn 3 lần khuyến cáo của WHO
Báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt cho thấy: Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.