Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng
Cách đây tròn 60 năm, khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ném bom ra miền Bắc, quân và dân Thanh Hóa đã kiên cường sát cánh cùng với các đơn vị bộ đội chủ lực, công an vũ trang dũng cảm chiến đấu, đập tan các đợt tấn công của quân địch, lập nên nhiều chiến công vang dội. Chỉ riêng trong 2 ngày mùng 3 và mùng 4/4/1965, trong cuộc chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng, quân và dân ta đã bắn rơi 47 máy bay của đế quốc Mỹ. Ông M.Da-ga-ren, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Mỹ đã từng khẳng định: “Cầu Hàm Rồng là tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và thanh niên Việt Nam; một biểu tượng trước toàn thế giới về sự thất bại của chính sách xâm lược và hiếu chiến của đế quốc Mỹ”. Những ngày này, hướng tới kỉ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng - bản hùng ca về cây cầu huyền thoại ngày ấy lại vang vọng trong lòng mỗi người dân xứ Thanh.
Bạn bè yêu chuộng hòa bình thế giới đã từng ca ngợi: "Hàm Rồng là chiếc cầu đẹp nhất mà trước đây chúng ta chưa từng thấy. Không phải vì nó rộng, dài, nguy nga hơn các cây cầu khác, mà chính truyền thống anh hùng của chiến sĩ và Nhân dân Việt Nam đã mang lại cho cầu vẻ đẹp diệu kỳ". Có lẽ bởi vậy mà từ lâu vùng đất Hàm Rồng – Sông Mã đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho những người yêu nghệ thuật. Đặc biệt, hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay, đi cùng năm tháng, viết về Hàm Rồng – Sông Mã đã được ra đời trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược.

Trong suốt gần 10 năm từ 1965 đến 1972, cầu Hàm Rồng – huyết mạch giao thông quan trọng của Đất nước lúc bấy giờ đã trở thành "toạ độ lửa" nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt của quân và dân ta với máy bay giặc Mỹ xâm lược. Có thể nói rằng ở Việt Nam, hiếm có cây cầu nào đi vào thi ca nhiều như cầu Hàm Rồng. Đặc biệt giai đoạn nở rộ các hoạt động sáng tác về đề tài Hàm Rồng là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bằng không quân ra Miền Bắc. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ, ở địa phương, trong nước và quốc tế.... đã có mặt ở Hàm Rồng trong những năm tháng khói lửa ấy để dùng nghệ thuật khắc họa lại ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm, bất khuất của quân và dân ta một cách chân thực và sống động nhất. Tiêu biểu nhất lúc bấy giờ có lẽ là trong lĩnh vực âm nhạc, với hàng loạt các ca khúc như: "Chào Sông Mã anh hùng" của Nhạc sỹ Xuân Giao; "Cây lúa Hàm Rồng" của nhạc sỹ Đôn Truyền; …

Từng là một pháo thủ phòng không thuộc Trung đoàn 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng, đối với cựu chiến binh – nhạc sỹ Ngọc Khuê, Hàm Rồng - Nam Ngạn anh dũng, kiên cường, nghĩa nặng, tình sâu này có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi đây không chỉ là nơi ông đã tham gia chiến đấu mà còn là mảnh đất khơi nguồn cho nhiều sáng âm nhạc của ông. Ca khúc "Tiếng hát trên dòng sông Mã" được ông sáng tác ngay tại mặt trận Hàm Rồng, sau đó được thu âm và phát trên Đài tiếng nói Việt Nam ngay trong những ngày chiến tranh còn đang ác liệt.
Nhạc sỹ Ngọc Khuê, cựu chiến binh, pháo thủ Trung đoàn 228 bảo vệ Cầu Hàm Rồng
Sinh ra lớn lên trên vùng đất Nam Ngạn – Hàm Rồng khói lửa và cảm nhận trực tiếp được sự ác liệt của những năm tháng chiến tranh, tự hào về chiến công oai hùng của quân và dân ta, Hàm Rồng chiến thắng đã trở thành nguồn cảm xúc để Nhạc sỹ Thế Việt sáng tác hàng chục ca khúc hay về Hàm Rồng – Sông Mã …
Như một chứng nhân lịch sử, cầu Hàm Rồng – sông Mã đã trở thành mạch nguồn cảm xúc không ngừng chảy và được tiếp nối trong hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ cả nước nói chung, văn nghệ sỹ xứ Thanh nói riêng. Nhà thơ Huy Trụ đã có hàng chục bài thơ hay viết về Hàm Rồng. Cho đến nay, cầu Hàm Rồng – sông Mã vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho ông, khi nhà thơ đã sáng tác trường ca gồm 5 chương với chủ đề "Huyết mạch Hàm Rồng" nhằm tôn vinh ngợi ca về Đội cầu 19/5 và quân dân Nam Ngạn, thành phố Thanh Hoá anh hùng.

Nhà Thơ Huy Trụ
Nhà Thơ Huy Trụ chia sẻ: "Chính vì những huyền tích, vì những chiến công bất hủ của cầu Hàm Rồng đã tạo cảm hứng dạt dào cho văn nghệ sỹ cả nước, cũng như văn nghệ sỹ Thanh Hóa. Bản thân tôi cũng đã tập trung viết trường ca "Huyền tích Hàm Rồng" ...
Chiến tranh đã lùi xa, vùng đất Nam Ngạn – Hàm Rồng, Sông Mã hôm nay đã hồi sinh mạnh mẽ và hoà mình vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước. Cây cầu Hàm Rồng huyền thoại vẫn in bóng trên dòng Sông Mã. Vẻ đẹp huyền tích, sơn thuỷ hữu tình của vùng đất Hàm Rồng – Sông Mã và chiến công oai hùng của quân và dân ta hơn nửa thế kỷ trước,sẽ luôn là mạch nguồn cảm xúc trong hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, đặc biệt đối với các thế hệ văn nghệ sĩ Xứ Thanh mãi sau này.

Từ lâu, liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hoá luôn là dịp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc – được xem là sức mạnh, nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của quê hương, nhằm tôn vinh nét đẹp, phát huy giá trị của "bức tranh văn hóa" rực rỡ sắc màu các dân tộc xứ Thanh. Đến với liên hoan, mọi người được "đắm mình" cùng những bản nhạc, điệu nhảy trong không gian văn hóa truyền thống độc đáo, ấn tượng; hay được chiêm ngưỡng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của mỗi dân tộc. Để từ đó, cảm nhận rõ hơn về sự đa dạng thống nhất của văn hóa xứ Thanh trong dòng chảy văn hóa Việt; nhìn nhận ra sự riêng biệt làm nên điều độc đáo, đặc sắc của văn hóa xứ Thanh - một nền văn hóa đa sắc màu.

Năm nay, Liên hoan nghệ thuật quần chúng được tổ chức tại thành phố Thanh Hóa với quy mô lớn, cách thức mới lạ, sáng tạo, nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong năm 2025, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ca ngợi những tấm gương của quân và dân Thanh Hóa trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã trở thành biểu tượng cao đẹp cho ý chí quyết đánh, quyết thắng của người Hàm Rồng, Nam Ngạn, đi vào lịch sử như một trang huyền thoại của đất và người xứ Thanh tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Liên hoan cũng là dịp biểu dương sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc thông qua việc biểu diễn các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, tôn vinh giá trị văn hóa dân gian, văn hóa phi vật thể của tỉnh Thanh Hóa gắn liền với việc ngợi ca chiến thắng Hàm Rồng. Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm nay đã thu hút sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân dân gian, diễn viên, nhạc công tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng của các đoàn nghệ thuật đến từ 22 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh với nhiều chương trình, tiết mục đặc sắc, in đậm dấu ấn văn hóa dân gian, nét văn hóa đặc trưng của tộc người và địa phương được trình diễn. Các tiết mục được đầu tư, dàn dựng công phu, hoành tráng, tái hiện những bối cảnh lịch sử, những nét đẹp văn hoá đặc trưng, độc đáo, mang dấu ấn của mỗi vùng miền.
Những gam màu tươi sáng cùng thanh âm tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng sáo, tiếng khèn mang đậm hương sắc núi rừng của đồng bào dân tộc Dao, Mông, Thái hay các trò diễn Xuân Phả, Pồn Pôông đến từ các huyện miền núi vang vọng, tỏa sáng như mời gọi du khách gần xa về với miền Tây xứ Thanh.
Liên hoan nghệ thuật quần chúng Thanh Hóa đã trở thành dịp để khai thác, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, là cơ hội để các nghệ nhân dân gian, diễn viên quần chúng trong tỉnh được gặp gỡ, giao lưu, đua tài. Không chỉ vậy, Liên hoan còn là cơ hội để ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, ca ngợi những chiến công, những tấm gương tiêu biểu của quân và dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Liên hoan dã khép lại nhưng những sắc màu văn hóa đặc sắc,những thanh âm dạt dào cảm xúc, vừa mới, vừa lạ, vẫn để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, sâu đậm trong lòng Nhân dân và du khách muôn phương.

Phát động Cuộc thi sáng tạo video du lịch trên Youtube Shorts "Việt Nam: Đi để yêu"
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp YouTube và MCV Group vừa phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề “Việt Nam: Đi để yêu!”.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm
Chiều ngày 9/7, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Việt Nam 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.

Khuyến cáo du khách khi tắm biển
Trên địa bàn phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa xảy ra vụ đuối nước trên biển khiến 2 cháu nhỏ gặp nạn. Một lần nữa, cơ quan chức năng đã phát đi một số khuyến cáo người dân và du khách khi tắm biển.

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp
Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.