Hoằng Hóa nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải cách thủ tục hành chính và phòng chống tham nhũng vặt
Với quan điểm: “Lấy thước đo là sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá chất lượng chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện”, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã tập trung vào công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính với nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt.
Ưu tiên dành nguồn lực cả về cơ sở vật chất và con người cho trung tâm 1 cửa là yếu tố đầu tiên và quan trọng để Hoằng Hóa cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Tiếp đó, huyện đã sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, nhằm tạo cơ sở pháp lý ngăn ngừa một cách bài bản những vi phạm về văn hóa công vụ.

Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị, đề cao việc nêu gương và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết thủ tục hành chính.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xã chúng tôi lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm của cán bộ công chức do đó chúng tôi đặt ra yêu cầu rất cao về thái độ, hiệu quả làm trong việc tiếp đón người dân và giải quyết các thủ tục hành chính đối với cán bộ công chức, mọi biểu hiện nhũng nhiễu nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định".
Kết quả nổi bật, thể hiện rõ nét những nỗ lực, cố gắng của huyện Hoằng Hóa trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư đó là năm 2023, huyện Hoằng Hóa đã vươn lên dẫn đầu toàn tỉnh khối UBND cấp huyện về chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI. Đây chính là sự ghi nhận khách quan, công bằng của các doanh nghiệp đối với công tác cải cách thủ tục hành chính và nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện truyền tải
Hiện nay, Truyền tải Điện Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng khoa học công nghệ trong công tác sản xuất. Từ đó nâng cao khả năng tự động hóa, độ tin cậy, chính xác của hệ thống lưới điện truyền tải và mang lại hiệu quả vận hành tốt hơn.

Khởi nghiệp từ nghề làm bánh truyền thống
Là người con xứ Huế về làm dâu Thanh Hóa, chị Lê Thị Trâm, ở Phường Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa đã khởi nghiệp thành công với sản phẩm bánh truyền thống. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở làm bánh của chị Trâm còn tạo việc làm cho một số lao động trên địa bàn.

Công bố lãi suất vay mua nhà ở xã hội cho người dưới 35 tuổi
Ngân hàng Nhà nước thông báo mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại áp dụng đối với dư nợ của các khoản cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội từ nay đến ngày 31/12/2025.

Hết năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 68.000 trạm BTS 5G
Theo thông tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay cả nước đã có 11.000 trạm 5G được triển khai, phủ sóng trên 26% dân số và dự kiến đến hết năm 2025 là 68.000 trạm.

Sầm Sơn triển khai quy định mới với xe điện: An toàn nhưng chưa thuận tiện
Từ ngày 1/7, xe điện tại Sầm Sơn chỉ được phép hoạt động trên những tuyến đường có biển báo giới hạn tốc độ 30km/h. Ghi nhận của phóng viên Chuyên mục ATGT 24h tại phường Sầm Sơn, trong ngày đầu tiên thực hiện, các lái xe điện đã chấp hành đúng quy định mặc dù không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng.

Người dân được chọn địa điểm đăng ký xe từ 1/7
Cá nhân, tổ chức sẽ được phép đăng ký xe tại bất kỳ Công an cấp xã nào trong tỉnh, thành phố nơi mình cư trú từ 1/7/2025.

Đề xuất mức thu phí với 13 tuyến cao tốc hoàn thành năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất thu phí đối với 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025 dựa trên tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh.

Tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người qua Tổng đài 111
Theo Nghị định 162/2025 của Chính phủ, Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người sử dụng số điện thoại ngắn 111 của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người.

Đảm bảo an ninh trật tự ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Cùng với công tác sáp nhập địa giới hành chính, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, lực lượng Công an cấp xã, phường cũng có nhiều thay đổi cả về số lượng cán bộ, chiến sĩ và địa điểm làm việc. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng từ sớm, các đơn vị Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động ổn định thường ngày, phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân và đảm bảo không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ.

Bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ
Từ ngày 01/7, 166 Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động sau điều chỉnh địa giới hành chính. Khối lượng công việc lớn, địa bàn thay đổi nhiều, nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao nhất, quyết tâm “bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.