Hành trình số hoá di tích ở Thanh Hoá
Ứng dụng công nghệ thông tin đang được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để lưu trữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, thời gian qua, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, góp phần đem đến những thay đổi tích cực trong quảng bá di tích, thúc đẩy du lịch phát triển.
Hà Trung hiện có 72 di tích đã được Nhà nước công nhận xếp hạng, trong đó 9 di tích cấp quốc gia và 63 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, huyện còn có 342 di tích thuộc các loại hình kiến trúc, văn hóa, lịch sử cách mạng, tín ngưỡng được kiểm kê. Với mục tiêu góp phần tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương, huyện đoàn Hà Trung đã triển khai thực hiện công trình thanh niên mã QR tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ đỏ trên địa bàn.
Mỗi điểm di tích được gắn các mã QR tích hợp liên kết với các nền tảng mạng xã hội nhằm nâng cao tính phổ biến và thuận tiện tìm kiếm thông tin về các di tích. Đến nay, 4 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đã được gắn mã QR.
Anh Nguyễn Bảo Trung, Bí thư Huyện đoàn Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Quá trình thực hiện, các bạn sinh viên tình nguyện phối hợp với huyện đoàn tìm hiểu các thông tin, viết bài đăng trên trang thông tin điện tử, sau đó chuyển thành mã QR đặt tại các điểm di tích".
Thanh Hóa hiện có hơn 1.535 di tích di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Thời gian qua, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện để tuyên truyền, thông tin về các địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ để xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, góp phần cùng toàn tỉnh số hóa được 156 di tích. Để có dữ liệu đầy đủ, chính xác, các cơ sở đoàn trong tỉnh đã phối hợp với các phòng chức năng tổng hợp các nguồn thông tin, từ đó biên tập, thiết kế rõ ràng, chi tiết để người dân, khách du lịch có thể tra cứu thông qua mã QR.
Chị Phạm Thị Duyên, Phó Bí thư Huyện đoàn Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa: "Bên cạnh các hoạt động chuyển đổi số khác, đoàn thanh niên tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện số hóa các điểm di tích kế cả các di tích chưa được xếp hạng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền".
Ông Nguyễn Văn Lê, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chuyển đổi số quảng bá du lịch rất thuận lợi, bà con có thể check mã QR, rất thuận lợi quảng bá du lịch địa phương và hiểu di tích rõ ràng hơn".
Ứng dụng quét mã QR tại các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ là sự sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong công tác quảng bá điểm đến, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; cho phép người dân, du khách tiếp nhận thông tin đầy đủ, tiện lợi và chính xác.
Việc làm này cũng giúp đoàn viên, thanh niên dễ dàng tiếp cận được những giá trị của văn hóa truyền thống; từ đó nhân lên ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của ông cha.
Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa
Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Việc di sản thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đã tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ mẫu được phát triển mạnh mẽ, lan toả sâu rộng, được bảo vệ và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, với sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của xứ Thanh, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.
Lò cao kháng chiến Hải Vân – Chứng tích một thời đạn lửa
Về với huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, du khách không chỉ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng người dân bản địa, mà còn được chiêm ngưỡng những chứng tích lịch sử hào hùng của những năm tháng chiến tranh gian khổ mà đầy oanh liệt của dân tộc.
Quản lý rừng Lam Kinh gắn với phát triển du lịch
Thực hiện phương án quản lý rừng bền vững Khu di tích lịch sử Lam Kinh, giai đoạn 2021-2030, thời gian qua Ban quản lý Khu di tích đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đặc dụng đảm bảo hài hoà với bảo tồn, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Đồng thời tập trung phát triển rừng theo hướng đa mục đích, đa dạng hoá loài cây, tạo ra hệ sinh thái bền vững gắn với phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái.
Hoa hậu Nguyễn Phương Anh – Hành trình toả sáng
Thanh Hoá – mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử truyền thống, các vị anh hùng hào kiệt vang danh với non sông mà còn rất tự hào khi xứ Thanh còn là quê hương của nhiều người đẹp tài sắc vẹn toàn, những hoa hậu, á hậu có nhiều cống hiến tích cực cho quê hương và xã hội.
Mùa thu Lam Kinh
Cuối tháng 8 và tháng 9 âm lịch là khoảng thời điểm đất trời đã thực sự vào thu, nắng hanh hao, vàng ruộm nhuộm cả không gian. Thu đến, như báo hiệu một “nhịp” của thời gian đang dần đi về chặng cuối của một năm. Và như đã hẹn, trong những ngày thu trong veo ấy, lòng người lại xốn xang nẻo về nguồn - về với Lam Kinh.
Dự báo lượng khách quốc tế đến Phú Quốc sẽ tăng cao dịp kỳ nghỉ cuối năm
Dự tính 3 tháng cuối năm, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sẽ đón khoảng hơn 123 nghìn lượt du khách quốc tế do vào dịp lễ Giáng sinh, đón Năm mới 2025 và kỳ nghỉ Đông. Như vậy, cả năm nay thành phố này sẽ đạt mục tiêu đón trên 847 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch, vượt hơn 27% kế hoạch và tăng 52,6% so với năm 2023.
Hội thảo khoa học về hang núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn
Chiều ngày 30/9, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực”. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, văn hóa, bảo tồn, địa chất, môi trường trong và ngoài tỉnh.
Về Xứ Thanh thăm miền Núi Đọ - Sông Chu
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10 km, Núi Đọ - Sông Chu từ lâu đã được biết đến là những địa danh nổi tiếng của vùng đất Thiệu Hóa. Nơi hợp lưu giữa dòng Mã giang và Chu giang, ấy là một trong những địa danh ghi dấu thời kì bình minh của loài người. Đối với những người yêu thích du lịch và khám phá văn hóa, lịch sử thì vùng đất này thực sự là điểm đến lý tưởng, không thể bỏ qua.
Hùng vĩ núi rừng xứ Thanh
Thanh Hóa được ví như là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, có những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Trong tổng diện tích hơn 11 nghìn km2, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, văn hóa và du lịch đặc sắc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.