Hành trình xoa dịu những vết thương chiến tranh
Hoà bình đã gần nửa thế kỉ, nhưng những vết thương của chiến tranh vẫn còn hiện hữu trên cơ thể của những người lính. Vượt qua nỗi đau bệnh tật, cùng sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ, những thương, bệnh binh nặng ở Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hoá vẫn lạc quan, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Trong tháng 7 tri ân này, mời quí vị và các bạn cùng gặp gỡ bác sĩ Nguyễn Viết Thanh và đồng nghiệp để hiểu hơn về hành trình xoa dịu những vết thương chiến tranh.
Cập nhật, nắm bắt tình hình sức khoẻ, khám bệnh định kỳ, theo dõi tình trạng sức khoẻ để chỉ định phương thức điều trị, chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với độ tuổi và bệnh lý…là những việc làm hàng ngày trong nhiều năm qua của bác sĩ Nguyễn Viết Thanh và các đồng nghiệp tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hoá.


Thấu hiểu và mong muốn bù đắp phần nào những mất mát cho các thương, bệnh binh, bác sỹ Thanh luôn quan tâm và tận tình chăm sóc các bác như những người thân trong gia đình.

Bác sĩ Nguyễn Viết Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hoá
Bác sĩ Nguyễn Viết Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hoá chia sẻ: "Khi về làm việc tại trung tâm, tận mắt được chứng kiến các bác thương, bệnh binh, nghe các bác kể những câu chuyện tham gia chiến đấu, nhìn thấy những vết thương do chiến tranh, tôi cảm thấy mình phải thực sự có trách nhiệm nhiều hơn để có thể bù đắp phần nào những mất mát cho các thương, bệnh binh."
104 thương, bệnh binh đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại đây là 104 hoàn cảnh khác nhau. Tất cả họ đều bị thương tật từ 81% trở lên. Vết thương thường tái phát mỗi khi trái gió trở trời. Nhiều thương, bệnh binh do tuổi cao, sức yếu, lại mang trên mình những vết thương chiến tranh nên quá trình chăm sóc gặp không ít khó khăn. Nhưng sự tận tình của bác sỹ Thanh và các y, bác sĩ khiến họ cảm thấy ấm lòng.
Bà Trần Thị Suý, 72 tuổi, thương binh hạng ¼, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn
Trong suốt 24 năm công tác, bác sĩ Nguyễn Viết Thanh luôn nỗ lực, cố gắng, tận tuỵ và chân tình nhất đối với bệnh nhân. Trong hành trình đó, có đôi lúc, bác sĩ và đồng nghiệp cũng cảm thấy tủi thân, chạnh lòng khi bệnh nhân vì cơn đau mà nổi nóng, cáu gắt; rồi những đêm vất vả chăm nom bệnh nhân trở nặng... nhưng với tình yêu thương, sự thấu hiểu và nhẫn nại, anh và các đồng nghiệp đã vượt qua tất cả.
Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hoá
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự tri ân với các thế hệ đi trước - những người đã không quản ngại nguy hiểm, hy sinh bản thân vì độc lập, tự do của dân tộc.


Thấu hiểu và đồng cảm với những mất mát của các thương, bệnh binh, sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc hàng ngày của những người như bác sĩ Nguyễn Viết Thanh đã phần nào xoa dịu nỗi đau chiến tranh.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.