Hạt kiểm lâm
Dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng từ ngày 01/9 - 04/9/2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Theo thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm và thông tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 01/9 – 04/9/2023, thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục nắng nóng kéo dài, không có mưa; nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, cụ thể tại các huyện như sau:
Dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng từ ngày 13/7 – 16/7/2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Theo thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm và thông tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 13/7 – 16/7/2023, thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục nắng nóng gay gắt, kéo dài, không có mưa; nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, cụ thể tại các huyện như sau:
Tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng
Thanh Hóa có trên 40,5 nghìn ha rừng thuộc khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao. Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, việc luôn theo dõi tình hình, chủ động ngăn chặn các nguy cơ cháy rừng được lực lượng kiểm lâm và các địa phương chú trọng hơn bao giờ hết.
Phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng ở những địa phương có nguy cơ cao
Theo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá, toàn tỉnh có tới trên 48 nghìn ha rừng thuộc trọng điểm cháy. Nếu xảy ra cháy rừng sẽ đe đọa đến an toàn của khoảng 4.800 hộ dân sinh sống ven rừng, nhiều diện tích thông thuần loài, nhiều công sở và khu nghĩa trang xây dựng gần rừng.
Cảnh báo cấp cháy rừng ngày 17/5
Theo bản tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm và bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 17/5 - 23/5, thời tiết trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nắng nóng, không có mưa; nguy cơ xảy ra cháy rừng từ cấp 3 tới cấp 4, cụ thể như sau:
Cảnh báo cấp cháy rừng từ cấp 3 tới cấp 4
Theo bản tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm và bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 2 ngày 5 và 6/5/2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nắng nóng, không có mưa, nguy cơ xảy ra cháy rừng từ cấp 3 tới cấp 4, cụ thể như sau:
Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn huyện Bá Thước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân không vi phạm các quy định về bảo vệ rừng. Nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ngày càng nâng lên.
Bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng
Đối với những chiến sĩ Kiểm lâm, rừng là một phần của cuộc sống. Trong khi mọi người vui xuân đón tết, các anh vẫn không rời vị trí, luôn bám sát địa bàn để gìn giữ sự bình yên cho những cánh rừng.
LONGFORM: Người trọn đời giữ rừng lim xanh
Gia đình ông Thục nhận trông coi, bảo vệ 30ha rừng. Khi các hộ dân trong thôn, xã lần lượt chặt bỏ rừng để trồng keo và các loại cây khác, ông Thục và vợ vẫn quyết tâm giữ gìn rừng lim, với niềm tin khu rừng sẽ xanh tốt trở lại. Với thành tích giữ gìn và bảo vệ rừng, ông Lê Huy Thục là tấm gương điển hình trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của thôn Thanh Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh; được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp ngành trao tặng.
Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch
Thanh Hoá hiện có tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 53,5%. Với hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, có trên 2.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam, rừng ở Thanh Hoá có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch.
Tình trạng vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ chim hoang dã, di cư chưa được ngăn chặn triệt để
Thời gian qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn chim hoang dã, chim di cư. Tuy nhiên, tình trạng bẫy, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loại chim hoang dã vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
Hiệu quả từ chính sách dịch vụ môi trường rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tại Thanh Hóa từ năm 2012. Sau 10 năm thực hiện, chính sách này đã khẳng định được vai trò, hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, góp phần giữ gìn môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống, cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.