Hệ lụy lớn nếu trái cây tiếp tục vi phạm kiểm dịch thực vật
Trước tình trạng nhiều loại trái cây Việt Nam vi phạm mã số vùng trồng khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã bị "cảnh báo" về kiểm dịch thực vật, mới đây, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo, nếu các địa phương, doanh nghiệp... không khẩn trương khắc phục tình trạng này, nhiều khả năng phía Trung Quốc áp dụng biện pháp mạnh là ngừng nhập khẩu trái cây từ Việt Nam, khi đó sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Theo Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ năm 2021 đến tháng 7/2023, Cục đã nhận được 4 đợt thông báo từ phía Trung Quốc về các lô hàng không tuân thủ kiểm dịch thực vật gồm: chuối, mít, thanh long, sầu riêng, chôm chôm, ớt hoặc các lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật không phải do Cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp, với khoảng 750 lô hàng vi phạm. Chủ yếu ở các tỉnh như: Tiền Giang; Tây Ninh; Đồng Nai; Bình Thuận; Đắk Lắk; Long An.

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các vùng trồng đã được cấp mã số cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất và yêu cầu của nước nhập khẩu; hướng đến thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), đặc biệt chú trọng ghi chép đầy đủ nhật ký canh tác. Các cơ sở đóng gói cần thực hiện nghiêm quy trình đóng gói theo nguyên tắc một chiều, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu khi cung cấp sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp từ các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được kiểm soát. Ngoài ra, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.