Hệ thống ngân hàng sử dụng nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh
Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã liên tục phát triển, sử dụng nền tảng số nhằm gia tăng chức năng, tiện ích, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, qua đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Hiện nay, 90% hồ sơ của ngân hàng không sử dụng giấy tờ trong các quy trình nghiệp vụ. Một số dịch vụ ngân hàng được số hóa 100%. Các ngân hàng tích cực cho ra các sản phẩm chuyển đổi số hiện đại, như dịch vụ Ngân hàng điện tử của Vietinbank, ứng dụng Ngân hàng điện tử của BIDV, nền tảng Ngân hàng số của Techcombank, ứng dụng Vietcombank DigiBiz...

Ảnh minh họa
Phạm Anh Vân, Phó Giám đốc Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh Bắc Thanh Hóa cho biết: "Xác định số hóa là yếu tố then chốt, phát triển năng lực cạnh tranh, VCB đã triển khai các ứng dụng công nghệ số. Tại các chi nhánh, chúng tôi có đào tạo hệ thống nhân sự, phát triển các ứng dụng Digi bank, Digi Biz đối với khách hàng cá nhân, tổ chức. Với việc triển khai như vậy đã nâng cao chất lượng phục vụ, gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi thực hiện các giao dịch trên kênh số".
Với những giải pháp áp dụng công nghệ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Tính đến ngày 31/7/2023, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 181.511 tỷ đồng, trong đó cho vay doanh nghiệp đạt 50.547 tỷ đồng với 4.591 doanh nghiệp. Cùng với đó, các sở, ngành, các cơ quan có liên quan cũng cần có sự phối hợp, tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực, tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.