Đường dây nóng: 0237 3721150

Hẹp bao quy đầu ở trẻ, khi nào cần can thiệp?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em nam là một vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, đa số hẹp bao quy đầu lại là hiện tượng bình thường và hầu hết sẽ tự tách ra khi trẻ lớn.

27/11/2018 09:32

 

Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên "bạn nhỏ" (dương vật) bị "dính", thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. Khoảng 96% trẻ sơ sinh nam khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu.

Có 2 dạng hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Hẹp bao quy đầu sinh lý: chiếm hầu hết các trường hợp, là do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu.

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: ít gặp hơn (<16%), bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm, gây sẹo xơ.

Bác sĩ cần khám để phân biệt 2 dạng này để có hướng can thiệp phù hợp. Khi ba mẹ đưa con đi khám sức khỏe, nếu là bé trai nên nhờ bác sĩ kiểm tra giúp.

Chăm sóc thế nào?

Theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự tuột ra khi trẻ khoảng 1 tuổi, hầu hết sẽ bình thường khi trẻ 4 tuổi, một số ít muộn hơn đến khi trẻ dậy thì.

Cha mẹ và người chăm sóc cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: chú ý thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã và gây kích ứng da. Rửa bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.

- Không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Ba mẹ chỉ cần kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, khi bao quy đầu trẻ đã tuột được (một phần hoặc hoàn toàn), ba mẹ có thể rửa và lau khô.

Sau đó, ba mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.

Nghẹt bao quy đầu: là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lên về bình thường để che phủ quy đầu, bị nghẹt và phù nề, sưng đỏ, nguy cơ hoại tử. Nếu bị nghẹt bao quy đầu, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

- Khi trẻ lớn hơn, hướng dẫn trẻ cách tự làm vệ sinh "bạn nhỏ".

Những mảng trắng dưới da bao quy đầu là gì?

Giữa bao quy đầu và quy đầu có một lớp dịch ẩm (gọi là smegma) giúp "bóc tách" tự nhiên để bao quy đầu có thể tuột lên được.

Trong lớp dịch này có các tế bào biểu mô của bao quy đầu tróc ra và tích tụ hình thành những "mảng trắng". Những mảng này dễ dàng được rửa sạch khi tuột bao quy đầu xuống.

Tuy nhiên, nếu những mảng trắng không được làm sạch có thể sẽ gây viêm quy đầu khiến cho trẻ thấy ngứa, khó chịu, sưng đau dương vật.

Hẹp bao quy đầu điều trị như thế nào?

Điều trị hẹp bao quy đầu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của hẹp bao quy đầu.

Điều trị có thể bao gồm: tuột bao quy đầu nhẹ nhàng hàng ngày, bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ, nong bao quy đầu hoặc cắt bao quy đầu.

Khi nào cần cắt bao quy đầu?

Cắt bao quy đầu thường không cần thiết trong điều trị hẹp bao quy đầu.

Cắt bao quy đầu có thể được chỉ định khi:

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý,

- Viêm da quy đầu nặng hoặc tái phát, thất bại với điều trị thuốc bôi tại chỗ,

- Nghẹt bao quy đầu, không thể tuột lên về bình thường,

- Nhiễm trùng tiểu tái phát do hẹp bao quy đầu.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám hẹp bao quy đầu?

- Dương vật bị ngứa, đỏ và sưng,

- Trẻ tiểu khó, phải rặn,

- Đầu dương vật trẻ bị chảy mủ hoặc dịch bất thường,

- Bao quy đầu bị phồng lên khi trẻ đi tiểu,

- Trẻ bị sốt kéo dài không tìm ra nguyên nhân gây sốt thông thường.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đảm bảo khám chữa bệnh an toàn trong và sau mưa bão

Đảm bảo khám chữa bệnh an toàn trong và sau mưa bão

20:54 , 22/07/2025

Trước diễn biến phức tạp và mức độ rủi ro cao của bão số 3, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai đồng bộ các phương án ứng phó, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa duy trì hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh và cấp cứu.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh

14:24 , 22/07/2025

Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh”. Theo Bộ Y tế, những giờ đầu đời của trẻ sơ sinh là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ môi trường trong tử cung sang môi trường ngoài tử cung. Khoảng 2/3 số ca tử vong sơ sinh xảy ra trong ba ngày đầu sau sinh, nhiều trường hợp có thể phòng ngừa được bằng các can thiệp đơn giản. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm là một gói các can thiệp dựa trên bằng chứng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nhằm cải thiện tử vong sơ sinh.

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3

08:00 , 22/07/2025

Trước tình trạng cơn bão số 3 có thể ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (dự báo từ đêm ngày 21/7), với vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Nghệ An, Bộ Y tế vừa ban hành công điện chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trực thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung chủ động triển khai công tác ứng phó.

Bộ Y tế phải hoàn thành kết nối dữ liệu bệnh viện với VNeID trước 31/8

Bộ Y tế phải hoàn thành kết nối dữ liệu bệnh viện với VNeID trước 31/8

09:37 , 21/07/2025

Trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ Y tế được giao một loạt nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành trước ngày 31/8/2025, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành y tế.

Bệnh viện Đa khoa Quan Hóa gặp nhiều khó khăn

Bệnh viện Đa khoa Quan Hóa gặp nhiều khó khăn

18:04 , 20/07/2025

Những năm qua, bệnh viện Đa khoa Quan Hóa đối mặt với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, ảnh hưởng đến chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Thanh Hoá: Vẫn thiếu bác sĩ tại các trạm y tế

Thanh Hoá: Vẫn thiếu bác sĩ tại các trạm y tế

09:44 , 20/07/2025

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 547 trạm y tế. Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất, là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trạm y tế đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thiếu bác sĩ, khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân bị hạn chế.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc

07:33 , 20/07/2025

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình trạng kinh doanh, sản xuất một số loại sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người không đúng quy định của pháp luật đã được các cơ quan chức năng phát hiện. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn và chỉ đạo các cơ sở bán buôn nguyên liệu làm thuốc báo cáo, sử dụng nguyên liệu theo quy định pháp luật.

Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế với hộ cận nghèo ở các xã nghèo

Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế với hộ cận nghèo ở các xã nghèo

09:09 , 19/07/2025

Theo Nghị định 188/2025 vừa được Chính phủ ban hành, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các xã nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp nhận 1.300 đơn vị máu tại ngày hội "Giọt hồng Xứ Thanh"

Tiếp nhận 1.300 đơn vị máu tại ngày hội "Giọt hồng Xứ Thanh"

20:25 , 18/07/2025

Sáng 18/7, tại Trung tâm hội nghị 25B, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội hiến máu "Giọt hồng Xứ Thanh". Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" lần thứ XIII được tổ chức tại Thanh Hóa.

Quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

07:00 , 18/07/2025

Chính phủ ban hành Nghị định số 207 ngày 15/7/2025 quy định về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2025.