ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hiến pháp năm 1946: Bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ

Hiến pháp năm 1946 được đánh giá là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới với những giá trị có ý nghĩa muôn đời.

06/01/2021 09:40

Trong muôn vàn khó khăn của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, một trong sáu nhiệm vụ cấp bách được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đó là xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ. Ngay sau phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, với việc xác định “Chúng ta phải có bản Hiến pháp dân chủ”, những công việc chuẩn bị dự thảo Hiến pháp đã được tích cực tiến hành. 10 tháng sau khi Quốc hội khóa I ra đời, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Vì hoàn cảnh chiến tranh, bản Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố nhưng Hiến pháp năm 1946 được đánh giá là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới với những giá trị có ý nghĩa muôn đời. 

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua ngày 9/11/1946 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I với 240/242 đại biểu tán thành. Vậy là, sau gần 3 thập kỷ kể từ Bản yêu sách của dân An Nam (năm 1919) gửi hội nghị Versailles đến năm l946, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thực hiện.

Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn, phức tạp, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm cùng một lúc đe doạ nền độc lập dân tộc mới giành được, Hiến pháp 1946 thực sự là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng và thực hiện quyền lực nhân dân.

Theo Giáo sư Thái Vĩnh Thắng, nguyên Chủ nhiệm khoa hành chính nhà nước, trường Đại học Luật Hà nội thì bản Hiến pháp năm 1946 dù ngắn gọn, súc tích, chỉ có 3.385 từ, 70 điều, 7 chương nhưng chứa đựng nhiều giá trị sâu sắc, cốt lõi.

"Những tư duy đảm bảo quyền tự do dân chủ tương đối mẫu mực mà sau này mình phải khôi phục lại. Bây giờ nhiều nội dung vẫn tiến bộ, về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, Các quyền tự do dân chủ của người dân, tự do cá nhân tuy quy định ít nhưng rất sâu sắc"- GS Thắng cho hay. 

Giá trị cốt lõi xuyên suốt của Hiến pháp năm 1946 là giá trị dân chủ. Từng điều trong bản Hiến pháp đều nhất quán một quan điểm, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân, xây dựng một chính thể dân chủ rộng rãi, một bộ máy nhà nước mạnh mẽ và sáng suốt, đề cao và tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Đó vừa là mục đích của cuộc Cách mạng giành độc lập, đó cũng là mục tiêu phải hướng tới khi chính thể dân chủ cộng hòa đã được lập nên. Hiến pháp quy định nội dung và cách thức thực hành dân chủ; là phương tiện để cho nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ.

Giáo sư Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội phân tích: "Sau chương Chế độ chính trị là chương về Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để thấy rằng vị trí pháp lý của quyền tự do dân chủ trong điều kiện ra đời của bản Hiến pháp được đưa lên hàng đầu để nói Bác nhận thức sâu sắc quyền tự do dân chủ của người dân của một nước mới giành được độc lập. Các quyền tự do dân chủ phải được ghi nhận đầy đủ trong bản Hiến pháp. Người dân là người chủ và là người làm ra bản Hiến pháp đó nên điều đầu tiên và trước hết là họ phải có quyền tự do dân chủ. Giá trị quyền tự do dân chủ trong Hiến pháp năm 1946 đầy đủ trên các mặt, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như các quyền tự do của cá nhân công dân được quy định đầy đủ, rõ ràng, minh bạch".

Dân chủ trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hiểu "dân là chủ và dân làm chủ". Lần đầu tiên, người dân Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền. Lần đầu tiên, các quyền tự do dân chủ của con người được Hiến pháp, đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm, trong đó có những quyền quan trọng như quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc, quyền bầu cử và ứng cử, quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra, quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, quyền tư hữu tài sản, quyền học tập, quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài…

Những giá trị cốt lõi tốt đẹp của bản Hiến pháp năm 1946 đã được kế thừa và phát huy trong bốn bản Hiến pháp sau này là Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Bốn bản Hiến pháp là bốn nấc thang về việc ghi nhận và phát triển các quyền cũng như cơ chế bảo vệ các quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

Việc ghi nhận các quyền tự do, dân chủ của người dân là giá trị tiến bộ nhưng quan trọng hơn là khẳng định cơ chế thực hiện, bảo đảm và bảo vệ quyền. Ngay trong lời nới đầu của Hiến pháp năm 1946 khẳng định nguyên tắc: thực hành một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Yêu cầu này không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong những ngày đầu Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa non trẻ ra đời đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, thù trong, giặc ngoài mà vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong thời điểm hiện nay.

Giáo sư Lê Minh Thông, trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những giá trị tiến bộ của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân đã được phát huy và tạo ra giá trị thực trong xã hội.

"Sự trưởng thành về mặt dân chủ, từ nhận thức trong xã hội đến thực hành dân chủ, không khí dân chủ, tinh thần đối thoại... có bước trưởng thành và phát triển, cách ứng xử của nhà nước đối với xã hội cũng khác, tinh thần pháp quyền rất rõ, nhà nước không còn can thiệp như trước đây, người dân đến cơ quan công quyền không còn bị "hành" như trước dây. Thành phố Hồ Chí Minh, dân đánh giá cán bộ, công chức ngay trong ipad đặt ở trước cửa cơ quan. Lương cán bộ, công chức được tính trên sự đánh giá đó; quyền sở hữu được khẳng định, được bảo vệ, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển"- GS Thông khẳng định.

Tuy vậy, giáo sư Lê Minh Thông cũng thẳng thắn chỉ ra thực tế, trong một số lĩnh vực, hiện chúng ta còn thiếu luật để cụ thể hóa các cơ chế thực hiện quyền dân chủ trực tiếp hay quá trình tổ chức triển khai thường có độ vênh với các quy định của Hiến pháp, của luật khiến dân vẫn kêu, vẫn chưa vui, chưa thật sự tin cậy.

Từ thực tế này, Giáo sư Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, điều quan trọng là sự thay đổi trong tư duy, trong trách nhiệm của những người thực thi luật. Theo GS Liên, quy định trước đây Nhà nước là người ban quyền, hiện nay là trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền đó. Luật thì nhiều rồi nhưng vẫn rơi rớt tư tưởng Nhà nước là người phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền. 

Để những giá trị của Hiến pháp tiếp tục lan tỏa, tạo nên những giá trị tốt đẹp trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, theo các chuyên gia, quan trọng là phải giúp cho xã hội, nhân dân cũng như các cán bộ công chức nhận thức được giá trị mới và vai trò của Hiến pháp và vấn đề bảo đảm thực hiện trong thực tế. Bởi hiện nay yếu nhất vẫn là thực thi pháp luật. Trách nhiệm của Nhà nước bên cạnh việc ban hành quy định pháp luật có cơ chế thực thi cao, tuân thủ pháp luật dễ dàng, không tốn kém thì cũng phải đề cao kỷ luật thực thi pháp luật, nhất là đối với cán bộ, công chức nhà nước.

Theo Vân Hồng/VOV1

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan

16:55 , 07/05/2025

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, vào 11h ngày 7/5 theo theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana.

Xóa bỏ biên chế suốt đời, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm

Xóa bỏ biên chế suốt đời, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm

15:22 , 07/05/2025

Bỏ tư duy "biên chế suốt đời", đánh giá căn cứ vào kết quả, sản phẩm... là những điểm đột phá của dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi trình Quốc hội sáng 7/5.

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gắn bó keo sơn, phát triển bền vững

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gắn bó keo sơn, phát triển bền vững

19:47 , 06/05/2025

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam - Lào luôn là biểu tượng mẫu mực của tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung, son sắt. Hòa chung với dòng chảy ấy, 2 tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa - Hủa Phăn đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu, chí tình, chí nghĩa. Đặc biệt, mối quan hệ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thanh Hóa và Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần gìn giữ mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Quốc hội thảo luận  ở tổ về các dự án luật

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án luật

19:46 , 06/05/2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 6/5, các đại biểu ở tổ 18 gồm 3 tỉnh: Thanh Hóa, Lâm Đồng và Tiền Giang đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa chủ trì thảo luận.

Sẵn sàng các điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả sau sắp xếp

Sẵn sàng các điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả sau sắp xếp

19:46 , 06/05/2025

Ngày 6/5, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Sầm Sơn về công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, các công việc chuẩn bị để kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện và một số nội dung quan trọng khác. Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Tài chính; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số ngành cấp tỉnh.

Thanh Hóa tăng 9 bậc trên bảng xếp PCI

Thanh Hóa tăng 9 bậc trên bảng xếp PCI

19:24 , 06/05/2025

Từ vị trí thứ 30 năm 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa tăng 9 bậc, xếp vị trí thứ 21, đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ.

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

09:26 , 06/05/2025

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.

Thủ tướng: Hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nhiệm vụ quan trọng trong tháng 4

Thủ tướng: Hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nhiệm vụ quan trọng trong tháng 4

09:26 , 06/05/2025

Sáng 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, được tổ chức ngay sau kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5 và Phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

09:07 , 06/05/2025

Sau đây là Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân

20:49 , 05/05/2025

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.