Hiệu quả các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân
Trong những năm qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã đồng hành cùng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện.
Gia đình chị Lê Thị Phương, Khu phố Thấng Sơn, Thị trấn Yên Cát, là một trong các hộ gia đình được Dự án sinh kế bền vững Chương trình vùng Như Xuân, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam trao tặng gà giống để phát phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để chăn nuôi đạt hiệu quả, chị đã được tham gia lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đồng thời được hỗ trợ thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Dự án sinh kế bền vững Chương trình vùng Như Xuân hướng đến hỗ trợ cho những hộ thuộc diện nghèo, dân tộc thiểu số và gia đình có trẻ em và phụ nữ cần được trợ giúp.
Chị Lê Thị Phương, Khu phố Thấng Sơn, Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nhờ có chương trình vùng Như Xuân đã hỗ trợ cho chúng tôi con giống, vật nuôi là gà nên hiện nay tôi đã phát triển kinh tế rất tốt. Tôi đã nhân rộng thêm các con giống như gà vịt để phát triển kinh tế. Bản thân tôi có thu nhập ổn định, các con được cải thiện bữa ăn hàng ngày".

Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam bắt đầu hoạt động tại huyện Như Xuân từ năm 2011 thông qua Chương trình vùng Như Xuân. Các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới thực hiện tại đây nhằm hỗ trợ những xã đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn, nhất là tại 5 xã, thị trấn vùng dự án gồm: Hóa Quỳ, Bình Lương, Thượng Ninh, Thanh Lâm và Thị trấn Yên Cát. Đối tượng hưởng lợi của các chương trình, dự án chủ yếu là hộ nghèo, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương trong xã hội... Qua 13 năm triển khai các hợp phần dự án, đến nay diện mạo nông thôn ở các xã đã có nhiều đổi thay rõ rệt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm theo từng năm; trẻ em có điều kiện đến trường học tập tốt hơn và tỷ lệ trẻ dưới năm tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm đáng kể.

Ông Lễ Hữu Nguyên, Phó chủ tịch UBND thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lễ Hữu Nguyên, Phó chủ tịch UBND thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Từ khi Tầm nhìn vào đã hỗ trợ đầu tư cho thị trấn các chương trình như chương trình sinh kế, dinh dưỡng rồi các chương trình liên quan đến xoá đói giảm nghèo. Cái được nhất theo tôi nghĩ là nâng cao nhận thức cho cộng động người dân phát triển kinh tế, giáo dục chăm sóc trẻ, trẻ em được nâng cao nhận thức tự bảo vệ mình, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay hộ nghèo của thị trấn còn hơn 4%".
Là tổ chức lấy trẻ em làm trung tâm, trong những năm qua, Tầm nhìn Thế giới đã đồng hành cùng chính quyền và cộng đồng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án như: Bảo vệ trẻ em, Sức khoẻ và dinh dưỡng, Phát triển cộng đồng và bảo trợ trẻ em… với mong muốn mọi trẻ em, nhất là trẻ khuyết tật và trẻ dễ bị tổn thương, được phát triển toàn diện và phát huy mọi tiềm năng của mình. Thông qua các dự án, đã xây dựng năng lực cho hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại cấp huyện và cấp xã, đồng thời đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em, thực hiện có hiệu quả phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng chống đuối nước cho trẻ… Ngoài ra, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã hợp tác với chính quyền địa phương hỗ trợ các bậc trường học từ mầm non đến trung học cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường tại vùng dự án.

Đặc biệt, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã góp phần xoá đói giảm nghèo tại các địa phương thông qua dự án sinh kế bền vững. Các hộ dân được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, người dân địa phương còn thành lập và điều hành các nhóm tiết kiệm, giúp cộng đồng tiếp cận các khoản vay để đầu tư vào sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị Bùi Thị Trang, Khu phố Cát Tiến, Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Đối với nguồn quỹ trong nhóm, rất nhiều chị đã thay đổi được cuộc sống ví dụ các hộ có con nhỏ, chưa có nước máy lọc chị em có thể vay về mua máy lọc nước để đảm bảo sức khoẻ an toàn cho trẻ, hay nhiều hộ chưa có chuồng trại, tiếp cận nguồn vốn vay về xây dựng chuồng trại, chăn nuôi để chị em phát triển sinh kế".

Anh Phan Mạnh Thắng, Nhân viên Chương trình vùng Như Xuân, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam
Anh Phan Mạnh Thắng, Nhân viên Chương trình vùng Như Xuân, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam cho biết: "Thông qua những hoạt động của Tầm nhìn chúng tôi thấy được sự thay đổi của bà con và trẻ em theo chiều hướng rất tích cực. Đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi số, bà con đã áp dụng được rất nhiều. Ví dụ chúng tôi đã hướng dẫn họ thực hiện tiết kiệm trên ứng dụng điện thoạt thông minh. Thông qua những hoạt động đó chúng tôi thấy được hiệu quả các hoạt động mà chúng tôi triển khai, chúng tôi rất là vui".
Những đóng góp tích cực của tổ chức Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân trong hơn 13 năm qua đã góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt của huyện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đời sống của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Cuối năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của huyện còn 9,94%, giảm gần 7% so với năm 2021.


Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chương trình Tầm nhìn đầu tư vào huyện Như Xuân từ năm 2011, trong thời gian 13 năm, tổ chức đã đầu tư hỗ trợ cho 5 xã của vùng dự án với khoảng hơn 7 triệu USD. Chương trình chủ yếu triển khai các dự án như bảo vệ trẻ em, dự án sinh kế và một số dự án quan trọng khác. Quan theo dõi, tôi thấy các dự án của tổ chức tầm nhìn thế giới đem lại hiệu quả rất thiết thực đó là nâng cao quyền năng của trẻ em, tạo cho trẻ em sân chơi bổ ích, đem lại kiến thức cho trẻ em. Đặc biệt, chương trình vùng tạo ra sinh kết hết sức hiệu quả và thiết thực, hỗ trợ về trồng trọt chăn nuôi kỹ thuật cho các đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo hộ khó khăn".

Ông Cao Phan Việt, Quản lý Chương trình vùng Như Xuân, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam
Ông Cao Phan Việt, Quản lý Chương trình vùng Như Xuân, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi sẽ duy trì kết quả và những bải học kinh nghiệm, những mô hình hay, những sáng kiến tốt, bên cạnh đó chúng tôi phối hợp với địa phương tăng cường công tác giám sát, rà soát củng cố những tổ nhóm, nhóm sinh kết tốt để tiếp tục phát triển. Ngoài ra chúng tôi tiếp tục áp dụng thêm các mô hình mới, sinh kế để tạo ra nguồn sinh kế đảm bảo cho bà con".

Hiệu quả của các chương trình, dự án do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam tài trợ trên địa bàn huyện Như Xuân đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là trẻ em trong vùng dự án; qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đây sẽ là tiền đề để huyện Như Xuân và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, hướng tới sự phát triển bền vững.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.