ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hiệu quả các mô hình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất điện năng lượng tái tạo phục vụ cho quá trình sản xuất của đơn vị, nhằm giảm bớt chi phí và giảm tải cho ngành điện.

Tường Vân – Sỹ Thảo- Thanh Văn

03/04/2024 16:20

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Lasuco), huyện thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được biết đến là đơn vị tiên phong trong việc ứng dựng khoa học công nghệ và sản xuất điện năng lượng tái tạo. Hiện tại, Nhà máy điện của Công ty có tổng công suất phát điện là 33,5 MW. Mỗi năm, Công ty đã sử dụng nguồn chất đốt từ bã mía vài trăm ngàn tấn, đồng thời thu mua thêm gần 100 ngàn tấn tấn vỏ cây, phụ phẩm từ chế xuất gỗ để tăng tăng nguyên liệu chất đốt cho lò hơi, cấp hơi cho phát điện. Nhờ đó, Nhà máy Điện - Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn mỗi năm đã cung cấp gần 30 triệu KWh điện cho các đơn vị nội bộ của Công ty như: Nhà máy sản xuất đường, Nhà máy sản xuất điện và các nhà máy sản xuất khác như: Nhà máy đường phèn, Nhà máy sản xuất đồ uống Lavina Food, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao mía đường Lam Sơn, Trạm xử lý môi trường, Xí nghiệp cơ khí, kho tàng và văn phòng của công ty. Ngoài ra, Nhà máy điện của công ty còn phát điện dư bán cho Tập đoàn điện lực Việt Nam với sản lượng điện từ 25 đến 30 triệu KWh.

Hiệu quả các mô hình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp - Ảnh 1.

Hiệu quả các mô hình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp - Ảnh 2.

Ông Lê Quang Mây, Giám đốc Nhà máy điện-Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Quang Mây, Giám đốc Nhà máy điện-Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi nâng cấp từ công nghệ của Nhật Bản lên công nghệ của Châu Âu và Ấn Độ. Qua nhiều lần nâng cấp, tổng công suất phát điện của nhà máy đã tăng lên và nguồn năng lượng dùng để phát điện là nguồn hơi đốt từ bã mía".

Ngay từ khi thành lập, Nhà máy xi măng Long Sơn, Thị xã Bỉm Sơn đã được đầu tư dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Với 4 dây chuyền đồng bộ, nhà máy có tổng công suất hơn 10 triệu tấn xi măng 1 năm.

Xác định, tiết kiệm điện là yếu tố hàng đầu góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập của người lao động, ngay từ khi xây dựng, Nhà máy xi măng Long Sơn đã lắp đặt đồng bộ hệ thống thu hồi nhiệt dư như: Hệ thống SP thu nhiệt ở phía sau của tháp trao đổi nhiệt, hệ thống AQC thu tiếp thu nhiệt từ phía lò nung clinker và làm nguội clinker… để phát điện. Nhờ hệ thống thu hồi nhiệt dư này mà mỗi năm, nhà máy đã tự sản xuất được 260 triệu KW điện. Lượng điện tự sản xuất ra đã đáp ứng được 30% nhu cầu sử dụng điện của nhà máy. Ước tính, mỗi năm, đơn vị đã tiết kiệm được gần 400 tỷ đồng từ hệ thống thu hồi nhiệt dư này.

Hiệu quả các mô hình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp - Ảnh 3.

Ông Lê Ngọc Cương, Quản đốc Phân xưởng nhiệt dư phát điện, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa cho biết thêm: "Theo chủ trương của Chính phủ thì áp dụng hệ thống thu hồi nhiệt dư phát điện đối với lĩnh vực xi măng, Long Sơn đã thiết kế, lắp đặt đồng bộ 4 hệ thống thu hồi nhiệt dư phát điện mang lại hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế".

Hiệu quả các mô hình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp - Ảnh 4.

Ông Trương Văn Lợi Giám đốc sản xuất Nhà máy xi măng Long Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trương Văn Lợi Giám đốc sản xuất Nhà máy xi măng Long Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi đang đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện với công suất là 35MW. Đến nay, chúng tôi chúng tôi đã phát điện và tiết kiệm khoảng 80 tỷ đồng".

Được biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ mới, đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nhằm giảm chi phí tiền mua điện và chủ động nguồn điện trong sản xuất, kinh doanh.

Hiệu quả các mô hình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp - Ảnh 5.

Ông Lại Trung Hậu, Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà máy sữa Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Định hướng phát triển của Vinamilk về phát triển bền vững, chúng tôi, chúng tôi đã triển khai các giải pháp sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Hiện nay, hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái của Nhà máy sữa Lam Sơn đã được sử dụng từ 7/ 2022 đến nay. Chúng tôi sử dụng điện mặt trời phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của nhà máy, đạt công suất khoảng 5MGW/ngày, đáp ứng khoảng 15-20% nhu cầu tiêu thụ của Nhà máy sữa Lam Sơn".

Hiệu quả các mô hình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp - Ảnh 6.

Ông Hoàng Xuân Phong, Giám đốc Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa

Ông Hoàng Xuân Phong, Giám đốc Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong thời gian tới, chúng tôi có những kế hoạch, chương trình khuyến khích tổ chức và doanh nghiệp hãy tích cực sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh".

Những năm gần đây, vào mùa hè nắng nóng, khô hạn, lượng nước trên các hệ thống sông, hồ thủy điện suy giảm nghiêm trọng dẫn đến nhiều nhà máy thủy điện ở miền Trung - Tây Nguyên phải hoạt động cầm chừng, thậm chí phải ngừng hoạt động gây nên tình trạng thiếu điện. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân lại tăng cao đã gây áp lực rất lớn cho ngành điện. Vì vậy, việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất điện hay lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhiều doanh nghiệp chính là những giải pháp thiết thực giúp cho các doanh nghiệp chủ động nguồn điện trong sản xuất, góp phần giảm tình trạng quá tải, áp lực cho ngành điện.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 01/04/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Triển vọng tích cực về cơ hội việc làm ngành công nghệ số tại Thanh Hóa

Triển vọng tích cực về cơ hội việc làm ngành công nghệ số tại Thanh Hóa

18:07 , 29/10/2024

Xu hướng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành công nghệ số tại Thanh Hóa đang ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Hơn 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức

Hơn 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức

22:13 , 26/10/2024

Chỉ trong tháng 9 vừa qua, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận gần 125.400 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức, tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.

Việt Nam là điểm đến tiềm năng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là điểm đến tiềm năng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

22:09 , 26/10/2024

Trong bối cảnh ngành bán dẫn thế giới không ngừng phát triển, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng, hứa hẹn mang đến những cơ hội tăng trưởng vượt bậc cho ngành công nghiệp này.

9 tháng năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng tích cực

9 tháng năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng tích cực

22:06 , 26/10/2024

9 tháng đầu năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ 2023

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

22:03 , 26/10/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137 ngày 23/10/2024 nhằm hướng dẫn cơ quan nhà nước chuyển đổi một số hoạt động lên môi trường điện tử toàn trình.

Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu

Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu

18:08 , 26/10/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có hơn 1 nghìn hộ gia đình, 13 doanh nghiệp và 2 làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Các chủ thể sản xuất đã tích cực đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới nhãn mác bao bì, đồng thời chủ động tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Huyện Thọ Xuân xây dựng nhãn hiệu tập thể

Huyện Thọ Xuân xây dựng nhãn hiệu tập thể

11:34 , 26/10/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là “giấy khai sinh” cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, thời gian qua chương trình phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp đã từng bước được huyện Thọ Xuân quan tâm tạo dựng.

Phát động chiến dịch tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Phát động chiến dịch tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

11:30 , 26/10/2024

Để giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã phát động chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”. Chiến dịch vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trên toàn quốc. Chiến dịch tuyên truyền được triển khai từ ngày 10/10 - 20/11/2024.

Phát triển nông nghiệp chủ lực ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn

Phát triển nông nghiệp chủ lực ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn

11:26 , 26/10/2024

Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, ngành Nông nghiệp đã và đang cùng với các địa phương tích cực thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm

11:17 , 26/10/2024

Từ ngày 1/10/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Đến nay đã có hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.