Hiệu quả công tác phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh
Huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa giáp ranh với huyện Quế Phong, của tỉnh Nghệ An. Khu vực rừng giáp ranh giữa hai huyện có diện tích rừng lớn, còn giàu tài nguyên rừng, lại nằm xa khu dân cư và có hệ thống hồ đập thủy điện nên gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Thời gian qua, huyện Thường Xuân và huyện Quế Phong đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ rừng vùng giáp ranh.
Vùng giáp ranh giữa 2 huyện đi qua 4 xã của huyện Thường Xuân là: Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân và Xuân Lẹ và 2 xã Thông Thụ, Đồng Văn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Vùng giáp ranh giữa 2 huyện chủ yếu là rừng già, giàu trữ lượng gỗ và đa dạng về sinh học. Đây cũng là một trong số ít nơi của 2 tỉnh cũng như của cả nước có nhiều gỗ quý như: Pơ Mu; Sa Mu, Trai, Chò, Sến... và các loài động vật rừng phong phú như: Hổ, Báo, Bò Tót…Tại khu vực giáp ranh hai huyện, đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nghề rừng, trong đó, còn một số hộ gia đình thiếu đất sản xuất, mưu sinh hàng ngày phụ thuộc vào rừng, gây khó khăn, áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng; Trong khi đó, tài nguyên vùng rừng giáp ranh còn tương đối giàu, có tính đa dạng sinh học cao (khu vực giáp ranh hai khu bảo tồn Xuân Liên và Pù Hoạt), kèm theo địa hình khu vực giáp ranh phức tạp, chia cắt bởi sông suối lớn, nhiều đối tượng đã lợi dụng điều này để khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, gây khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng…Xác định được các nguy cơ nêu trên, Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân và Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức ký kết quy chế phối hợp bảo vệ rừng giai đoạn 2017- 2023 và giai đoạn 2023-2028 nhằm phối hợp, bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng Đồng Văn 1 – Khu Bảo tôn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cho biết: "Thực hiện quy chế phối hợp của 2 bên, hàng tháng chúng tôi giao ban, cùng nhau kiểm tra khu vực giáp ranh, chú trọng điểm nóng trước đây hay xảy ra khai thác,…thời gian qua phối hợp tốt, ổn định, tình trạng xâm phạm, săn bát rừng không diễn ra nữa".
Ông Nguyễn Ngọc Quân, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để đảm bảo an ninh rừng, nhất là cuối năm, chúng tôi đã chỉ đạo trạm thực hiện tốt các quy chế phối hợp: Phối hợp tuyên truyền, phối hợp ký cam kế, tăng cường kiểm tra an ninh rừng, vùng trọng điểm… xử lý nghiêm hành vi phi phạm để địa bàn không xảy ra điểm nóng và phát sinh".
Thực hiện quy chế phối hợp, hằng năm lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo quyết liệt các hạt kiểm lâm vùng giáp ranh tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các huyện, xã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Hai bên đã chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đến từng hộ gia đình... Đáng chú ý, từ khi ký kết quy chế phối hợp, lực lượng chức năng của 2 huyện Thường Xuân và Quế Phong đã tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng để nắm vững, nắm chắc tình hình an ninh rừng.
Ông Lê Ngọc Hiệp, Phó Hạt trưởng, Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong bảo vệ rừng giáp ranh, chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin về các đường dây, ổ nhóm, ngoài ra với các chủ rừng, các xã đều có phối hợp trong tuần tra, bảo vệ rừng, phối hợp phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức định kỳ đáh giá phối hợp và bàn công tác bảo vệ rừng trong thồi gian tới, dịp Tết này chúng tôi có phương án bảo vệ rừng trước trong và sau Tết, tham mưu phân công các đồng chí lãnh đạo phụ trách địa bàn, phối hợp công an, quân sự tuần tra các khu vực có nguy cơ xâm hại và cháy rừng… Hiện, trên địa bàn không xảy ra vi phạm và cháy rừng không xảy ra".
Trong năm 2023, Thanh Hóa và Nghệ An đã tổ chức được 25 cuộc tuần tra bảo vệ rừng vùng giáp ranh cho thấy sự phối hợp chặt chẽ trong bảo vệ rừng của lực lượng chức năng 2 địa phương. Việc ký kết Quy chế phối hợp đã tăng cường lực lượng đủ mạnh để phối hợp chặt chẽ thống nhất, đồng bộ, có cơ chế giám sát lẫn nhau, duy trì thường xuyên các hoạt động chốt chặn, tuần tra, kiểm tra, truy quét, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp tại các khu vực giáp ranh.
Ông Lê Hoàng Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thực hện quy chế phối hợp đầy đủ nên an ninh rừng được ổn định, hạn chế tối đa việc khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép, ngoài ra có các vị vi phạm xảy ra, 2 bên đấu tranh để giải quyết dứt điểm, không hình thành điểm nóng... Từ những mặt tích cực đó nên 2 huyện luôn coi trọng và thực hiện công tác phối hợp, để bảo vệ rừng tốt hơn, thực hiện tốt chỉ thị số 13 của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý bảo vệ rừng".
Ông Hà Văn Mạnh, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Hón Mong, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Là người bảo vệ rừng, mỗi lần đi kiểm tra rừng, ngoài sự vất vả ra thì nhìn thấy cánh rừng xanh, những con thú nhảy nhót mình thấy rất tự hào, nhìn thấy công sức mà mình đã bỏ ra".
Để có những cánh rừng còn giàu tài nguyên là một sự nỗ lực cố gắng của lực lượng chức năng 2 huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa và huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An. Chúng ta hãy tin rằng: rừng của chúng ta luôn được bảo vệ và mãi thêm xanh.
Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi
Sau khi tốt nghiệp Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định tại một thành phố lớn phía nam nhưng thanh niên dân tộc Mường Quách Ngọc Cường, ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh vẫn nung nấu ước mơ khởi nghiệp trên quê hương mình. Năm 2021, Cường quyết định "bỏ phố về rừng", bắt tay vào tìm hiểu, thử nghiệm nuôi dúi và đã bước đầu gặt hái được thành công.
Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế
Một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: "Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới". Với tinh thần ấy, tỉnh đã phổ biến, quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Thanh Hoá phát triển nhanh, bền vững.
Hoàn thiện các chính sách tài chính xanh ở Việt Nam
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh bằng cách hướng nguồn vốn vào năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh. Tại Việt Nam, các chính sách tài chính xanh đang được hoàn thiện, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm thiểu khí thải các-bon.
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa, bão
Do ảnh hưởng của mưa, bão, môi trường bị ô nhiễm dễ phát sinh và phát tán dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để hạn chế dịch lây lan, bùng phát dịch bệnh, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng
Theo số liệu thống kê từ các công ty bảo hiểm, số lượng khách hàng yêu cầu bồi thường tăng vọt sau cơn bão với tổng giá trị ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
Tại Công điện số 95 ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Thanh Hóa có 80.000 ha cây trồng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, 9 tháng năm 2024, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh sản xuất cây trồng giá trị kinh tế cao theo hướng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.
Phấn đấu gieo trồng hơn 46.000 ha cây trồng vụ đông
Tiếp tục xác định vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo, ngành nông nghiệp Thanh Hoá đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn đối tượng cây trồng chủ lực trong vụ Đông 2024 - 2025, gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại.
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Thành công ấn tượng của ngành mía đường sau vụ ép 2023 - 2024
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ ép mía 2023 - 2024, ngành mía đường Việt Nam đã hoàn thành với sản lượng đạt trên 11,2 triệu tấn mía, sản xuất được gần 1,2 triệu tấn đường các loại. Trong vòng 4 vụ liên tiếp, sản lượng mía ép đạt mức tăng 166% và sản lượng đường đạt mức tăng 161%.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.