Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa
Những năm gần đây, Thanh Hóa là một trong những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI, trong đó có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký đầu tư lớn. Nhìn chung, các doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa đều hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Công ty KH vina Bỉm Sơn đứng chân trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn, là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc và đi vào hoạt động vào năm 2017 và là một trong trong đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định của ngành dệt may Thanh Hóa. Trung bình mỗi năm, công ty sản xuất từ 1,2 đến 1,5 triệu áo sơ mi các loại. Hiện, công ty đang tạo việc làm cho gần 650 lao động với mức thu nhập trung bình là 6,5- 7 triệu đồng/người/tháng.

Ông Trương Quốc Tuấn, Trưởng phòng hành chính nhân sự, Công ty KHVina Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi đầu tư tại đây, công ty đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Ban quản lý khu Kinh tế Bỉm Sơn. Mọi chế đội phúc lợi của doanh nghiệp được đảm bảo, có tổ chức huấn luyện, khám sức khỏe định kỳ năm 2 lần, chưa nợ bảo hiểm xã hội lần nào".

Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch Công đoàn Công ty KHVina Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch Công đoàn Công ty KHVina Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty chúng tôi do chủ Hàn Quốc đầu tư, đến thành lập được gần 6 năm. Chủ doanh nghiệp quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người llao động, đời soongw người lao động được tốt hơn. kết hợp với công đoàn phối hợp chăm lo đời sống cũng quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần cho anh chị em".
Hiện nay trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 24 doanh nghiệp FDI đang hoạt động. Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất, kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực như: may mặc, đồ kim hoàn, sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện, phụ tùng ô tô như: các loại ghế xe, khung ghế xe, bộ phận ghế xe, tựa đầu, tựa tay, bọc đệm các bộ phận trong ô tô….Mặc dù gặp nhiều khó khăn về đơn hàng nhưng các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đều nỗ lực vượt khó, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho gần 3.200 lao động, với mức thu nhập trung bình là 6- 6.5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Trần Văn Hải, Quản đốc phân xưởng, Công ty TNHH Seil M- Tech Vina, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Công ty TNHH Seil M- Tech Vina đi vào hoạt động từ 2020. Công ty có 350 lao động, với mức lương trinh bình là 6,5 triệu/lao động. Hiện tại, công nhân làm việc tại công ty chúng tôi có môi trường sạch sẽ, thuận lợi, mát mẻ, công việc tốt, chế độ phúc lợi đảm bảo bảo".
Mặc dù nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa 140 Km về phía Tây, giáp với nước bạn Lào, nhưng các doanh nghiệp trên huyện Quan Hóa đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển lĩnh vực công nghiệp- xây dựng; các dịch vụ, thương mại. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, các hợp tác xã được quan tâm, tạo điều kiện để sản xuất và mở rộng qui mô. Hiện nay huyện Quan Hóa có 63 doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu là: vàng mã, giấy đế cuộn, gạch đá các loại…. Năm 2023, giá trị sản xuất ngành công nghiệp của Quan Hóa ước đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Một trong những doanh nghiệp có qui mô lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương là Công ty trách nhiệm hữu hạn Duyệt Cường. Đây là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn huyện Quan Hóa có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, doanh nghiệp có 6 dây chuyền sản xuất và phân xưởng đóng gói sản phẩm, công suất hoạt động đạt 5.400 tấn/năm với các sản phẩm chính là vàng mã, giấy đế.


Bà Đặng Thị Hoa, Trợ lý Giám đốc Công ty TNHH Duyệt Cường, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Đặng Thị Hoa, Trợ lý Giám đốc Công ty TNHH Duyệt Cường, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty TNHH Duyệt Cường đi vào hoạt động ổn định từ năm 2008. Công ty hiện đang tạo việc làm cho 150 công nhân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập 4,5-5 triệu. Nhờ có công ty mà người dân không phải đi làm ăn xa nữa. Nhân dịp tết đến xuân về, công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất để tạo việc làm cho công nhân có thu nhập ổn định".
Chị Lê Thị Hồng, Công nhân Công ty TNHH Duyệt Cường, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi làm việc tại công ty gần được 2 năm. Công việc rất tốt, lương ổn định, tháng 5-6 triệu. Tôi được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Vì thế, tôi sẽ gắn bó với công ty lâu dài".
Năm 2023 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Thanh Hoá vẫn đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi trên tất cả các lĩnh vực. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7,01%, thu hút được 70 dự án FDI, trong đó có 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 209,87 triệu USD, tăng 294,76% so với cùng kỳ năm 2022. Theo thống kê, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là các quốc gia có nhiều dự án đầu tư trực tiếp lớn tại Thanh Hóa. Tiêu biểu như: Liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhà máy xi măng Nghi Sơn...Mới đây nhất, Tập đoàn Sumitomo Corporation, Nhật Bản đã ký kết với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hóa, Trung tâm tiếp vận và phát triển đô thị xung quanh khu công nghiệp dự kiến dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2024 – 2025 với tổng số vốn khoảng 9.500 tỷ (hơn 400 triệu USD).


Ông Michael Waynes Savidge, Phó Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2
Ông Michael Waynes Savidge, Phó Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 chia sẻ: "Để vượt qua khó khăn, công ty đã đàm phán với các nhà cung cấp nhiên liệu giữ ổn định giá cả. Công ty rà soát, cắt giảm nhưng chi phí gián tiếp, làm việc vơi EVN điều chỉnh giá điện nhằm tạo điều kiện huy động nhà máy phát điện. Đảm bảo sự vận hành ổn định của nhà máy nhằm cung cấp năng lượng cho tỉnh Thanh Hóa và toàn quốc".
Nhìn chung, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trong tỉnh. Vượt qua nhiều khó khăn, các doanh nghiệp FDI luôn duy trì tốt việc làm cho người lao động, thực hiện việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội đúng kỳ và chi trả chế độ ốm đau, thai sản hằng tháng đầy đủ cho người lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hóa mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp xanh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có các mô hình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Thanh Hoá: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Khan hiếm nguồn cung đá vật liệu xây dựng thông thường
Báo cáo của Hiệp hội Đá Thanh Hoá cho biết: trong quý I/2025, nhu cầu đá vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh tăng đột biến, gấp khoảng ba lần so với cùng kỳ. Điều này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.