Hiệu quả hợp động của Hợp tác xã chăn nuôi gà Nguyệt Ấn
(TTV) - Nhằm phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa, giúp người dân thuận lợi hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, anh Lê Văn Sự, ở xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc đã thành lập hợp tác xã chăn nuôi gà Minh Nguyệt. Nhờ phát triển chăn nuôi theo mô hình hợp tác xã, mỗi hộ thành viên của hợp tác xã trên địa bàn hai xã Nguyệt Ấn và Phùng Minh đều có thu nhập ổn định.
Chị Lê Thị Thu, ở thôn Nguyệt Tiến, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc phát triển chăn nuôi gà cách đây 4 năm. Bình thường, gia đình chị chỉ nuôi vài trăm con nhưng việc tiêu thụ lẻ mất nhiều thời gian, giá cả thiếu ổn định. Năm 2018, khi tham gia Hợp tác xã chăn nuôi gà Minh Nguyệt, chị đã tăng đàn lên 1500 con, việc chăn nuôi của gia đình chị thuận lợi hơn nhiều.
![]() |
Nhằm hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong phát triển chăn nuôi, năm 2018, anh Lê Văn Sự đã thành lập Hợp tác xã chăn nuôi Minh Nguyệt. Hợp tác xã thu hút 13 hộ thành viên thuộc hai xã Phùng Minh và Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc tham gia. Đây đều là những hộ dân vốn đã phát triển chăn nuôi quy mô hộ, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và không thống nhất về giá. Khi tham gia Hợp tác xã, các thành viên được cung ứng con giống đảm bảo chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, thú y để chăn nuôi an toàn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Các thành viên cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, giúp đỡ nhau lúc nhập đàn, xuất chuồng…Nhờ chăn nuôi tập trung áp dụng quy trình an toàn sinh học, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm của Hợp tác xã được tiêu thụ ổn định ở các doanh nghiệp, bếp ăn tập thể và các cửa hàng thực phẩm an toàn... Hiện nay, Hợp tác xã Minh Nguyệt luôn duy trình tổng đàn trên 80 nghìn con, trung bình, mỗi tháng xuất bán khoảng 5 tấn gà thịt tương đương 20 nghìn con. Từ chăn nuôi gà, lợi nhuận bình quân của mỗi hộ thành viên hợp tác xã đạt trên dưới 200 triệu đồng/năm.
![]() |
Hiệu quả từ việc chăn nuôi của các thành viên là động lực để Hợp tác xã Minh Nguyệt tiếp tục mở rộng đối tượng con nuôi trong thời gian tới.
Thành công của hợp tác xã chăn nuôi Minh Nguyệt đã giúp các hộ thành viên trên địa bàn làm giàu, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành chăn nuôi của địa phương, đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững.
Thanh Tâm - Văn Tráng
Theo Bản tin THNM/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.

Linh hoạt ứng phó trước biến động thương mại
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng khoảng thời gian vàng 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời linh hoạt, chủ động đa dạng hóa thị trường nhằm giữ nhịp sản xuất, xuất khẩu ổn định.

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa
Thanh Hóa hiện có hơn 800 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có khoảng 200 hợp tác xã chủ động tích tụ tập trung ruộng đất, ứng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại
Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói, mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh gai, nước mắm, nem chua. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và đưa sản phẩm truyền thống vươn xa.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.