Hiệu quả kinh tế cao từ chuyển đổi cây trồng
Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, hơn 13.620 ha, huyện Triệu Sơn đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị gia tăng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả của công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế vượt trội so với các cây trồng canh tác trước đó.
Những năm gần đây, nghề trồng đào của huyện Triệu Sơn có sự phát triển đột phá. Nếu như trước đây, người dân chủ yếu trồng đào cành thì nay nhiều giống đào đã được du nhập vào địa phương như đào gốc và đào dáng huyền. Ở các xã Hợp Lý, Thọ Tân, Vân Sơn, Thọ Dân, nhiều diện tích sản xuất lúa và cây màu kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang trồng đào.

Huyện Triệu Sơn hiện có trên 3.000 ha đất nông nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một số đối tượng cây trồng sau chuyển đổi cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó có 500 ha đất lúa được chuyển đổi sang đất màu. Doanh thu đạt 600 - 800 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Nhiều diện tích đất lúa chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản đều đem lại giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Sỹ Chức, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Sỹ Chức, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đối với địa phương, các cây trồng truyền thống ngày xưa nay đã chuyển sang cây trồng mới cho hợp với thị hiếu, thị trường của người tiêu dùng. Các loại cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao được người dân đưa vào trồng trên đất hai lúa, còn cây dài ngày hơn đưa vào đất vườn".

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và vườn hộ ở huyện Triệu Sơn có vai trò quan trọng, làm cơ sở hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, tạo ra các sản phẩm trồng trọt chủ lực có giá trị hàng hoá cao. Năm 2023, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Triệu Sơn đạt 2.500 tỷ đồng, trong đó, ngành trồng trọt đạt 1.400 tỷ đồng, giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản bình quân đạt hơn 143 triệu đồng, nhiều đối tượng cây trồng cho lợi nhuận từ 600-700 triệu đồng/ha/năm.

Ông Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thời gian tới, định hướng của huyện đối với ngành nông nghiệp là vẫn tiếp tục quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tích tụ, tập trung đất đai, mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm trên một diện tích đất canh tác, gắn sản xuất với chế biến, xây dựng sản phẩm chủ lực để tạo sự cạnh tranh..."
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Triệu Sơn đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, khắc phục được khó khăn về điều kiện đất đai cũng như thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.