Hiệu quả liên kết sản xuất lúa nếp tại Thanh Hóa
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất lúa nếp theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Đây cùng là hướng đi đang được ngành nông nghiệp Thanh Hóa khuyến khích mở rộng.
Theo tính toán, trong 1 vụ sản xuất, 1 ha lúa tẻ trung bình cho giá trị thu nhập 39 - 40 triệu đồng, lúa nếp chế biến đạt 45 triệu đồng và lúa nếp đặc sản sẽ đạt từ 51-60 triệu. Trong điều kiện diện tích đất lúa đang có xu hướng thu hẹp, năng suất lúa tẻ thương phẩm đã kịch trần, việc mở rộng diện tích lúa nếp là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị sản xuất đất lúa.
Ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích gieo trồng lúa nếp đạt 20.000-23.000 ha (chiếm 8-10% tổng diện tích gieo trồng lúa) trở lên, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, tổng sản lượng lúa nếp đạt từ 100.000- 115.000 tấn/năm, tổng giá trị sản phẩm đạt từ 1.200 - 1.380 tỷ đồng/năm trở lên.
Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa cho biết: "Từ vụ mùa 2023, cùng với ban hành kế hoạch trồng trọt, ngành nông nghiệp ban hoành kế hoạch trồng lúa nếp. Đề nghị các địa phương,doanh nghiệp thực hiện giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển lúa nếp".
Thanh Hóa có nhiều vùng, nhiều địa phương có đủ điều kiện để phát triển mở rộng lúa nếp với quy mô lớn, trong khi nhu cầu thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ lúa nếp ngày càng cao.Vì vậy, phát triển mở rộng sản xuất lúa nếp sẽ nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất trồng lúa, tạo ra sản phẩm đồng bộ có chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua liên kết đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Trung Xuân
Tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn trên lòng hồ thủy điện, người dân xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn đã khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng. Đến nay, mô hình này đã từng bước khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của người dân trên địa bàn.
Nhu cầu vay vốn dịp cuối năm tăng cao
Nhiều người dân, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc vay vốn để có thêm nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh trong dịp cao điểm về tiêu dùng và mua sắm cuối năm.
6 mặt hàng xuất khẩu thặng dư trên 1 tỷ USD
Trong 10 tháng năm 2024, đã có 6 mặt hàng đạt thặng dư thương mại trên 1 tỷ USD, bao gồm: Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, rau quả, cà phê, gạo, tôm và cá tra.
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định
Năm 2024 đã đi qua ba phần tư chặng đường, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và đạt nhiều kết quả quan trọng. Dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%. Năm 2024 lạm phát ở mức 3,6%, khá thấp so với mức trần mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước.
Hiệu quả nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp
Với chính sách thiết thực, hiệu quả, chương trình cho vay phát triển sản xuất từ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá đã và đang phát huy vai trò tích cực, trở thành một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại
Ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 10/2024 đã ghi nhận quá trình phục hồi sau ảnh hưởng của bão Yagi với sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại. Đây là nội dung được nêu trong Báo cáo chỉ số Nhà quản trị mua hàng - PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global.
Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục tăng tháng thứ tư liên tiếp
Giá gas bán lẻ tại thị trường trong nước tháng 11 tiếp tục tăng theo giá thế giới. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng.
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản nhiều dự báo đạt trên 60 tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 5,9 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt trên 51 tỷ USD.
Kiểm soát bình ổn giá cả thị trường cuối năm
Chỉ đạo định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để sẵn sàng các biện pháp quản lý, điều hành giá, kịp thời, hiệu quả.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
Là một trong những công trình hạ tầng quan trọng trong Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn đã được khởi công xây dựng từ tháng 8/2024. Hiện chủ đầu tư và đơn vị thi công đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án vào tháng 4/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.