Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà ri Lạc Thủy dưới tán rừng
Ông Nguyễn Danh Hoàng, Giám đốc hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh đã áp dụng thành công mô hình nuôi gà ri thương phẩm dưới tán rừng. Mô hình đem lại cho ông lợi nhuận trên 600 triệu đồng/1 năm.
Năm 2020, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy đã đầu tư trang trại chăn nuôi gà ri Lạc Thủy thương phẩm và đẻ trứng bán chăn thả dưới tán rừng. Gà được sinh trưởng và sống trong môi trường tự nhiên nên khỏe mạnh, ít dịch bệnh, giảm được chi phí trong chăn nuôi.

Hiện tổng đàn gà của trang trại có trên 20 nghìn con, trong đó, 500 gà ri đẻ trứng còn lại là gà thịt thương phẩm. Trong 4 năm qua, trang trại này phát triển ổn định và đem lại giá trị kinh tế. Trong đó áp dụng biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi được xem là yếu tố bắt buộc nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Ông Nguyễn Danh Hoàng, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Danh Hoàng, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Trong quá trình chăn nuôi, biện pháp an toàn sinh học mình phải thực hiện đầy đủ theo tiêu chuẩn và quy trình, cứ một tuần ít nhất mình phải phun sát trùng một lần. Dọn dẹp và vệ sinh toàn bộ khu trang trại trong chuồng và ngoài chuống để đảm bảo được môi trường sống nó khỏe mạnh con gà nó phát triển tốt nhất".

Thành công của hợp tác xã chính là kiểm soát tốt vệ sinh thú y, tiêm Vắc - xin đầy đủ theo quy định. Mỗi năm hợp tác xã nuôi 2 lứa, mỗi lứa 20.000 con, xuất bán trên 80 tấn. Và trên 500 gà đẻ trứng, 1 tháng xuất trên 500 quả. Trung bình 1 năm doanh thu của hợp tác xã đạt 6,5 tỷ, sau khi trừ chi phí, thu lãi trên 600 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm trứng gà ri của hợp tác xã đạt Ocop 3 sao cấp tỉnh, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Không chỉ có thu nhập cao, hợp tác xã còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức lương ổn định.
Ông Hà Văn Hợp, Thôn Đồng Nghiêm, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Được tập huấn, trong công việc khá ổn định, lương một tháng 8-9 triệu/tháng. Do được tập huấn tôi cũng học hỏi được chút ít kinh nghiệm sau này về tôi cũng chăn nuôi".


Ông Dương Ngọc Chinh, Chủ tịch UBND xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Dương Ngọc Chinh, Chủ tịch UBND xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Hợp tác xã chăn nuôi gà ri lạc thủy Hoàng Thùy hiện nay đang đem lại hiệu quả rất tốt… Chúng tôi sắp tới sẽ tiếp tục tuyên truyền mở rộng thêm tổng đàn. Từ hiệu quả mô hình này, sắp tới từ quỹ đất của địa phương đang còn nhiều, chúng tôi sẽ quy hoạch tập trung để chăn nuôi tập trung để có nhiều hộ ra chăn nuôi tạp trung tại đó để phát triển kinh tế".

Theo kế hoạch, trong năm 2025, hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy sẽ phát triển tổng đàn gà lên 40 nghìn con. Trước hết hợp tác xã sẽ đầu tư, mở rộng chuồng trại, con giống, xây dựng chuỗi liên kết đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm thịt gà và trứng gà Ocop.

Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay, giải ngân vốn đầu tư công được coi là một lực đẩy quan trọng. Kết thúc tháng 4, cả nước ước giải ngân vốn đầu tư công được hơn 128.000 tỷ đồng, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, so với tỷ lệ giải ngân trong 3 tháng đầu năm, tiến độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu có sự tăng tốc, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm 2024.

Doanh nghiệp Triệu Sơn nỗ lực vượt khó thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã nỗ lực, linh hoạt tìm kiếm các giải pháp duy trì, phát triển thị trường khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Do thời tiết thuận lợi, các loại hình du lịch đa dạng, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức, cùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, lượng du khách đến Thanh Hóa những ngày qua đạt con số ấn tượng. Theo báo cáo nhanh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp lễ này, toàn tỉnh đã đón khoảng 1,6 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kì năm ngoái, tổng doanh thu đạt 4.170 tỷ đồng. Qua đó, khẳng định sức hút ngày càng lớn của du lịch Thanh Hoá trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tăng từ 50 - 60% trở lên so với ngày thường. Nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao cộng với lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả
Những năm qua, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển cây ăn quả quy mô lớn, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện có gần 2.000ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, dưa vàng, ổi...

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Thanh Hóa phát triển nông nghiệp thông minh
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Thu hút dòng vốn FDI chất lượng vào Việt Nam
Việt Nam được nhận định là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó đoán định, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc cách tiếp cận dòng vốn FDI tập trung vào chất lượng, hàm lượng công nghệ cao để trở thành trung tâm sản xuất, trung chuyển mới tại khu vực.

Đẩy nhanh tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh
Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, trạm bơm Hoằng Khánh, Hoằng Hoá có nhiệm vụ lấy nước từ sông Mã tưới cho 18.490 ha thuộc 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc. Trạm bơm đã được phê duyệt nâng cấp từ tháng 12/2024. Đến đầu tháng 5/2025, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đơn vị thi công chính đã hoàn thành khoảng hơn 40% khối lượng công việc so với giá trị hợp đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.