Hiệu quả mô hình nuôi ong tại xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn
(TTV) - Ngoài diện tích sản xuất nông nghiệp, xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn có tới 1600 ha đồi rừng. Để phát huy tiềm năng, lợi thế của diện tích rừng trong phát triển kinh tế của địa phương, những năm gần đây, chính quyền xã Định Hải đã khuyến khích các hộ dân phát triển mô hình nuôi ong nội dưới tán rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thông thường, mùa nuôi ong lấy mật thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, thời gian còn lại, các hộ chỉ chăm sóc giữ đàn cho qua mùa đông. Toàn xã Định Hải có khoảng 200 hộ dân nuôi ong lấy mật, với số lượng trên 2000 đàn, sản lượng mật thu được đạt hơn 15.000 lít/năm.
![]() |
Theo tính toán của địa phương, mỗi đàn ong trong năm có thể cho thu nhập từ 1,5-1,7 triệu đồng. Tuy nhiên, trước đây, phần lớn các hộ nuôi ong ở Định Hải vẫn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ gia đình, số dư để bán không đáng kể. Để tăng giá trị cho nghề nuôi ong, vài năm trở lại đây, xã Định Hải đã phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Nghi Sơn chuyển giao kỹ thuật nuôi ong theo hướng thâm canh cho các hộ.
![]() |
Do vậy, một số hộ đã tăng đàn và coi nuôi ong là nghề mang lại thu nhập chính. Để mật ong xã Định Hải trở thành sản phẩm hàng hóa, Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Nghi Sơn cũng đã liên kết với các hộ để thu mua sản phẩm, phát triển nhãn hiệu mật ong rừng Am Các.
![]() |
Cùng với thực hiện kế hoạch xây dựng sản phẩm mật ong rừng Am Các trở thành sản phẩm OCOP của địa phương trong năm 2021, xã Định Hải phối hợp với Hội làm vườn và trang trại thị xã Nghi Sơn thành lậpTổ Liên kết nuôi ong mật, thu hút các hộ nuôi ong quy mô tập trung tham gia, khuyến khích các hộ thực hiện quy trình nuôi ong theo tiêu chuẩn VietGAP, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi ong trên địa bàn./.
Theo Thanh Tâm-Bản tin THNM 18/3
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.