Hiệu quả mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi gà ri
Được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, Hội Phụ nữ xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân đã thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà ri do phụ nữ làm chủ. Sau hơn 4 năm, nhờ phát triển chăn nuôi có hiệu quả, các thành viên của Tổ hợp tác đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập khá.
Tổ hợp tác có 20 thành viên thành viên. Mỗi thành viên được hỗ trợ 200 còn gà giống, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Quá trình chăn nuôi Tổ hợp tác đã kết nạp thêm và đến nay tăng lên 35 thành viên. Chăn nuôi theo Tổ hợp tác có nhiều lợi thế. Thay vì mua thức ăn, con giống nhỏ lẻ, giá cao, mỗi hộ mua mỗi chỗ, chăn nuôi theo Tổ hợp tác, các thành viên Tổ hợp tác cung cấp với giá lấy tận gốc, đấu mối tìm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ tiêm phòng, hướng dẫn lịch vào giống gối vụ, đảm bảo luôn có gà cung cấp cho thị trường.

Hiện nay, trung bình 1 năm, mỗi hộ trong Tổ hợp tác chăn nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa từ 5.00 đến 7.000 con tùy quy mô chuồng trại của mỗi gia đình. Trung bình, nuôi 1.000 gà ri sẽ cho lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng 1 lứa. Nhờ chăn nuôi theo Tổ hợp tác, tạo nên sản phẩm hàng hóa, nên việc thụ cũng khá thuận lợi. Chị Vũ Thị Oanh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Chăn nuôi gà ri xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân cho biết: "Trước đây đang nuôi nhỏ lẻ thì gia đình nào tự gia đình đấy tiêu thụ, nhưng sau khi thành lập Tổ hợp tác thì mình phải liên hệ với những thương lái, sau họ quen, biết tới sản phẩm của mình có hiệu quả thì người ta tự tìm đến. Bây giờ những khách ở Thanh Hóa, Hà Nội, Nghệ An họ liên hệ đến họ tự đến với mình rồi".

Việc duy trì và hoạt động hiệu quả mô hình chăn nuôi gà ri theo hình thức Tổ hợp tác ở xã Quảng Phú đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn. Từ phát triển chăn nuôi, các hộ thành viên của Tổ hợp tác đã thoát nghèo, thoát cận nghèo. Nhiều hộ có thu nhập khá nhờ mở rộng quy mô chăn nuôi.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.