Hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
Quỹ Hỗ trợ nông dân là một trong những nguồn tín dụng ưu đãi trợ giúp nông dân đầu tư phát triển các mô hình, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả, đem lại thu nhập cao. Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn của quỹ, ngay từ đầu năm 2024, Hội Nông dân các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã tập trung giải ngân nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cho các hộ vay để đầu tư xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế.
Năm 2020, cùng với nguồn vốn gia đình, ông Nguyễn Văn Tiến, thôn Phúc Mỹ, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay 50 triệu đồng. Có vốn, ông Tiến đầu tư phát triển kinh tế trang trại trồng cây ăn quả. Ngoài được hỗ trợ lãi xuất khi vay vốn, ông còn được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về cắt ghép cây ăn quả.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, ông đầu tư hệ thống tưới phun sương theo công nghệ Israel. Nhờ biết cách chăm sóc, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nên mô hình trồng cây ăn quả của ông Tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2023, ông Tiến thu lãi trên 130 triệu đồng. Không chỉ trả lãi đúng kỳ hạn, ông còn có nguồn vốn để duy trì sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Tiến, thôn Phúc Mỹ, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Tiến, thôn Phúc Mỹ, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Được sự hỗ trợ của Hội nông dân xã giới thiệu, chúng tôi đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư hệ thống nước tưới tiêu mùa hè nắng hạn, hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương. Nhờ vậy, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn."
Để nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân được đầu tư đúng đối tượng, phát huy được hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo cho các cấp hội nông dân cơ sở khảo sát thực tế nhu cầu vay vốn của các hộ, ưu tiên lựa chọn những mô hình, dự án phù hợp với vùng, miền để phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đang quản lý gần 64 tỷ đồng cho trên 3.200 lượt hộ vay ở 702 dự án về trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ ngành nghề đem lại hiệu quả cao. Trong quý 1 năm 2024, các cấp Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân cho 11 dự án, với nguồn quỹ hơn 6,7 tỷ đồng cho 30 hộ vay vốn để đầu tư các mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh.

Ông Mai Đức Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Đức Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngoài nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh, trung ương. Đối với quỹ hội Nông dân huyện Hà Trung hiện có hơn 1,2 tỷ đồng do huyện vận động và hội quản lý. Trong thời gian qua, Hội nông dân huyện ưu tiên, lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế mới, hiệu quả đặc biệt nuôi ốc nhồi, trồng nấm, gà đẻ trứng, cá thương phẩm. Khi tiếp cận các nguồn vốn, đầu tư cho các mô hình được vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân đã phát huy tốt hiệu quả canh tác...Từ các mô hình nhân rộng thêm các hộ thành lập chuỗi liên kết, tổ hợp tác để phát triển trong thời gian tới.

Ông Lê Văn Dung, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quan Sơn, tinh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Dung, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quan Sơn, tinh Thanh Hóa cho biết, đối với địa bàn huyện Quan Sơn hiện mới có 140 triệu chia cho 7 hộ gia đình lũy kế trong nguồn vốn luân chuyển để phát triển kinh tế, áp dụng sản xuất. Năm nay, chúng tôi đang đề xuất với Hội nông dân tỉnh tăng nguồn quỹ để các hộ được hưởng thụ chương trình, áp dụng xoay vòng để đầu tư cho sản xuất.
Dù nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân không cao, bình quân mỗi hộ được vay ở mức từ 30 đến 50, cao nhất là 100 triệu đồng, song thời hạn cho vay từ 24 đến 36 tháng mới phải hoàn trả vốn nên các hội viên yên tâm đầu tư sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Trong thời gian tới, để giải quyết vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, các cấp hội nông dân trong tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, dự án vay vốn; tập trung vốn cho các tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và tiêu thụ nông sản theo hướng hàng hóa, đem lại giá trị thu nhập cao.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.