Hiệu quả nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Thành
Nhờ nguồn tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã được tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng hàng hóa, đem lại giá trị thu nhập cao.
Năm 2021, Hội Nông dân thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành được Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hỗ trợ 500 triệu đồng đầu tư cho 10 hộ nuôi ong của Hợp tác xã ong mật Thành Kim, mỗi hộ được vay 50 triệu đồng.
Khi có vốn, các hộ đã đầu tư phát triển thêm đàn với quy mô lớn. Đến nay, đàn ong phát triển tốt, cho sản lượng cao. Bình quân 1 năm, sản lượng mật ong của hợp tác xã đạt trên 13 tấn, thu nhập khoảng 2,5 tỷ đồng. Mỗi hộ có thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Không chỉ trả lãi đúng kỳ hạn, các hộ còn có nguồn vốn để duy trì sản xuất.
Bà Hoàng Thị Thuấn, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ quỹ hỗ trợ nông dân, chúng tôi được vay 2 năm. Được gia hạn lên 1 năm. Nếu như được quay trở lại cho dự án quỹ hỗ trợ nông dân, dự án ong mật vay vốn thì Hội nông dân, hợp tác xã rất mong muốn quay trở lại để đầu tư thêm số đàn ong lên. Bởi vì với lượng 1.350 đàn này, lượng mật cung ứng ra thị trường chúng tôi vẫn còn thiếu".
Trong thời gian qua, Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương và của tỉnh để hỗ trợ nông dân đầu tư sản xuất. Ngoài ra, Hội Nông dân huyện cũng đã chủ động huy động được các nguồn vốn hợp pháp từ hội viên để xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân huyện. Đến nay, dư nợ cho vay từ quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh, Trung ương trên địa bàn huyện trên 2,4 tỷ đồng cho 5 dự án với 45 hộ vay và gần 1 tỷ đồng quỹ hỗ trợ nông dân huyện cho 40 lượt hộ vay để đầu tư về các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất mật mía. Hầu hết các dự án đều đem lại hiệu quả kinh tế cao
Ông Bùi Văn Thái, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Công, huyện Thạch Thành cho biết: "Từ năm 2021, được vay quỹ hỗ trợ nông dân là 300 triệu. Mỗi hộ 50 triệu. Đầu tiên đầu tư hỗ trợ thêm vốn để các hội viên đầu tư để tăng đàn. Giữ được ổn định đàn. Tiếp theo trong những năm tới, đầu tư vào là 120 triệu, trong đó nguồn quỹ hỗ trợ nông dân là 50 triệu. Đến thời điểm này, hàng năm các hộ đem lại thu nhập 80 đến 90 triệu". Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch Thành cũng cho biết: "Trong thời gian tới, Hội Nông dân xác định tiếp tục quản lý tốt nguồn vốn vay của quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh. Quỹ hỗ trợ nông dân trung ương, thực hiện hợp đồng ủy thác, quản lý chặt chẽ, đảm bảo phát huy bảo tồn phát triển được nguồn vốn, đồng thời tiếp tục huy động thêm nguồn từ hỗ trợ ngân sách nhà nước để có thêm nhiều nguồn vốn hỗ trợ tiếp cho các hộ nông dân phát triển theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất".
Với ưu điểm dễ tiếp cận, lãi suất thấp, thời hạn cho vay từ 24 đến 36 tháng nên các hội viên nông dân huyện Thạch Thành đã yên tâm đầu tư sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Infographics: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Năm 2024, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra với tinh thần "Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển"; cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực.
Cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, để giữ vững xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng phải vượt qua nhiều thách thức.
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 48 tỷ USD
Với lượng đơn hàng sản xuất đang tăng cao, ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu xuất khẩu trong năm 2025 đạt 48 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Giảm thuế VAT: Kích thích, hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết số 43/2022 trong thời gian từ ngày 01/1 đến hết ngày 30/6/2025.
Thúc đẩy hàng hóa qua cảng Nghi Sơn dịp cuối năm
10 tháng năm 2024, tổng khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giữ mức tăng trưởng ổn định. Hiện giá cước vận tải biển thế giới đã hạ nhiệt, cùng với nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa dịp cuối năm tăng cao, nên các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng biển Nghi Sơn đang nỗ lực để thúc đẩy lượng hàng hóa bốc dỡ qua cảng để đảm bảo mục tiêu cả năm.
Sản xuất cây trồng hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trong vụ đông
So với các vụ sản xuất khác trong năm, vụ đông là cơ hội để người nông dân đưa các cây trồng hàng hóa vào canh tác, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đồng ruộng. Do vậy, với nhiều hộ dân trên địa bàn Thanh Hóa, vụ đông được coi là vụ sản xuất chính.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 11 tháng năm 2024 đạt gần 57 tỷ USD
Với các kết quả đã đạt được cùng nỗ lực và sự quyết tâm của các cấp ngành, các địa phương cũng như từng doanh nghiệp, xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Thanh Hóa có 227.400 ha cây trồng thâm canh
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh đã duy trì và phát triển được 97 vùng cây trồng thâm canh, vùng sản xuất tập trung, với tổng diện tích đạt 227.400 ha, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm 2023.
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Khoảng 10,5 triệu lượt hành khách qua các cảng hàng không dịp Tết 2025
Tổng lượng khách qua các cảng hàng không thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 có thể lên đến 10,5 triệu lượt.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.