Hiệu quả phần mềm quản lý lưu trú ASM
Một trong những mô hình hay, phát huy hiệu quả của Đề án 06 hiện đang được Công an tỉnh Thanh Hóa triển khai đó là: mô hình thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại các cơ sở kinh doanh lưu trú và cơ sở khám, chữa bệnh. Mặc dù mới triển khai, nhưng hiệu quả thực tiễn mà mô hình này mang lại lợi ích rất nhiều cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
Trước đây khi khách đến, khách sạn Hưng Sơn, Phường Hải Hòa thị xã Nghi Sơn sẽ phải tạm giữ căn cước công dân (CCCD) sau đó lưu mẫu photo kèm theo các giấy tờ khai báo nộp cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, kể từ khi triển khai phần mềm ASM, khách chỉ cần xuất trình CCCD gắn chip hoặc tài khoản VNEID, sau đó nhân viên lễ tân sẽ quét mã QR, dữ liệu sẽ được điền tự động vào hệ thống. Việc check-in nhận phòng và thông báo lưu trú cho khách được rút ngắn thời gian cũng như giảm sai sót trong cập nhật thông tin khách lưu trú.

Chị Hoàng Thị Thúy Vân, quản lý khách sạn Hưng Sơn, Phường Hải Hòa thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Hoàng Thị Thúy Vân, quản lý khách sạn Hưng Sơn, Phường Hải Hòa thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với phần mềm ASM, chúng tôi chỉ cần quét mã QR trên thẻ CCCD của khách để khai báo lưu trú qua mạng điện tử cho khách hàng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi lại và không phải trực tiếp đến cơ quan Công an như trước đây".
Phần mềm ASM không chỉ giải quyết những bất cập trong thực hiện thông báo lưu trú mà còn nhiều tiện ích khác như quản lý hệ thống phòng, giá... tự thống kê số lượng khách theo từng thời gian để báo cáo với cơ quan chức năng nhằm tiết giảm thời gian và chi phí cho cơ sở lưu trú.


Anh Nguyễn Phi Long, quản lý Khách sạn Đại Dương, Phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Anh Nguyễn Phi Long, quản lý Khách sạn Đại Dương, Phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thông qua phần mềm này chúng tôi có thể khai thác sử dụng được, giống như một hệ thống quản lý dịch vụ khách sạn thu nhỏ, kiểm soát được số phòng, số khách và tích hợp được chi phí mà khách hàng sử dụng tại cơ sở lưu trú".
Tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực Nghi Sơn, bắt đầu từ tháng 5, bệnh viện đã áp dụng phần mềm quản lý lưu trú ASM. Để việc triển khai thực hiện mô hình đạt hiệu quả, Bệnh viện đã đầu tư hạ tầng, lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị, đầu đọc mã QR code theo quy chuẩn. Việc triển khai mô hình quản lý lưu trú qua phần mềm ASM được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại cơ sở khám chữa bệnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghĩa vụ thông báo lưu trú trong cùng một ứng dụng duy nhất. Quy trình tiếp nhận thông tin của bệnh nhân nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và cập nhật thông tin đăng ký lưu trú tự động gửi đến cơ quan Công an, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, y tế.


Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Văn Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Văn Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện nay, Bệnh viện đã lắp đặt 6 máy đọc mã QR phục vụ đọc thông tin của người bệnh. Thông qua phần mềm đã giảm thiểu thời gian trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục với người bệnh, nắm thông tin và quản lý người bênh được chặt chẽ, chính xác".
Với mục tiêu triển khai rộng khắp việc thông báo lưu trú qua phần mềm ASM mang lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp, từ tháng 5/2024, thị xã Nghi Sơn triển khai mô hình thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm, thực hiện thông báo lưu trú và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, khó khăn gây cản trở trong hoạt động của doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh lưu trú. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Nghi Sơn có 105 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được trang cấp tài khoản thông báo lưu trú ASM, trong đó có 28 cơ sở kinh doanh lưu trú và 3 bệnh viện, Trạm y tế đã thực hiện thông báo lưu trú qua ASM.


Đại úy Nguyễn Duy Hoàng, Phó trưởng công an Phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Đại úy Nguyễn Duy Hoàng, Phó trưởng công an Phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc thông báo lưu trú qua phần mềm ASM, cơ quan công an sẽ cắt giảm được thời gian, con người và cắt giảm được chi phí. Quan đó, cơ quan công an sẽ trực tiếp kiểm soát được số lượng con người đến cơ sở lưu trú".

Thiếu tá Lê Thế Anh, Đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Thiếu tá Lê Thế Anh, Đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Quá trình thực hiện đã hỗ trợ rất tích cực cho cả khách du lịch, chủ cơ sở lưu trú và lực lượng Công an trong việc khai báo và quản lý. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những tiện ích của phần mềm này mang lại, thường xuyên hướng dẫn người dân, doanh nghiệp khai báo lưu trú qua môi trường điện tử, giúp người dân tiếp cận nhanh các tiện ích mà Đề án 06 mang lại".
Có thể thấy rằng, sau 1 thời gian triển khai, phần mềm ASM không chỉ mang lại nhiều tiện ích trong hoạt động kinh doanh lưu trú mà còn là kênh kết nối quan trọng giữa lực lượng công an với các cơ sở kinh doanh lưu trú trong việc quản lý khách lưu trú, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự. Qua đó, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện các mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích mà người dân, doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đá
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn lao động, những năm qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại trong hoạt động hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác, chế biến đá.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

Tạo lập hệ thống quản lý dữ liệu về đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký Quyết định số 409 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nguyên tắc chung sử dụng chatbot AI
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Công văn số 557 hướng dẫn một số nguyên tắc chung đối với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (chatbot AI) phục vụ công việc.

Khai trương Cổng Thông tin điện tử sản phẩm đổi mới sáng tạo
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản
Nguồn con giống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản lượng và chất lượng nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, công tác nghiên cứu, phát triển con giống thủy sản đã được Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, giống thủy sản ngày càng đa dạng về chủng loại, số lượng và chất lượng từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ứng dụng công nghệ thông tin, lan tỏa văn hóa đọc
Phát triển văn hóa đọc thông qua ứng dụng công nghệ thông tin được xem là cách nhanh nhất để tiếp cận với đông đảo bạn đọc, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Yên Định đã xây dựng mô hình “Thư viện điện tử, phòng học thông minh”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.