ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

Cùng với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua chương trình OCOP của tỉnh, công tác tạo lập và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 1 trong những giải pháp quan trọng để khẳng định chất lượng và định vị uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Thanh Hóa.

Hoàng Mai - Quốc An

04/12/2024 11:06

Trước đây, do quy mô sản xuất còn mang tính đơn lẻ, chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, nên sản phẩm nước mắm của thành phố du lịch biển Sầm Sơn có nguy cơ mất dần vị thế cạnh tranh trên thị trường. Để bảo tồn và phát triển giá trị sản phẩm nước mắm truyền thống, UBND thành phố Sầm Sơn đã triển khai dự án khoa học công nghệ "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm Sầm Sơn". Năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã Cấp giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể nước mắm Sầm Sơn.

Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý - Ảnh 1.

Kể từ khi được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, các thành viên trong Hội Hải sản Sầm Sơn đặc biệt chú trọng đến an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu nhờ sản xuất, kinh doanh nước mắm Sầm Sơn. Hiện nay, nghề làm nước mắm ở Sầm Sơn đã và đang phát triển mạnh với hơn 66 cơ sở lớn nhỏ và hơn 100 hộ sản sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ, đưa ra thị trường trên 10 triệu lít sản phẩm mỗi năm.

Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý - Ảnh 2.

Ông Hoàng Thăng Vích, Chủ tịch Hội Hải sản Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Hoàng Thăng Vích, Chủ tịch Hội Hải sản Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi được cộng nhận sản phẩm nước mắm Sầm Sơn. Thứ nhất là trong quản lý, các hộ vẫn giữ nét truyền thống; đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sau khi được chứng nhận thương hiệu các hộ đẩy mạnh thị trường tiêu thụ, được người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn".

Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ cơ sở sản xuất nước mắm Lam Hiền, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Từ khi được chứng nhận thương hiệu sản phẩm bán được nhiều, gia đình và các thành viên trong Hiệp hội luôn chú trọng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng tin tưởng".

Sản phẩm cam Xuân Thành, xã Xuân Thành nay là xã Xuân Hồng huyện Thọ Xuân vốn nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng biết đến, với sắc vàng, vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trưng. Năm 2021, xã Xuân Hồng đã đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể cam Xuân Thành. Đây là tiền đề vững chắc nhằm hỗ trợ tiêu thụ, nâng cao giá trị kinh tế và từng bước phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cam Xuân Thành. Đến năm 2022, cam Xuân Thành được UBND tỉnh công nhận OCOP 3 sao. Để phát triển được thương hiệu sau bảo hộ và để người nông dân gắn bó với cây cam, hiện nay, cấp ủy, chính quyền xã Xuân Hồng đang tích cực vận động các hộ dân cải tạo, nâng cao chất lượng giống cam Xuân Thành.

Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý - Ảnh 3.

Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý - Ảnh 4.

Ông Trịnh Vinh Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trịnh Vinh Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Về phía địa phương có chủ trương tiếp tục tuyên truyền vận động Nhân dân chăm sóc cây cam có chất lượng theo tiêu chuẩn, đảm bảo cam có chất lượng. Đấu mối với các đơn vị để có được đầu ra cho sản phẩm".

Ông Nguyễn Duy Hưng, Thôn Vực Chung, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để giữ vững và phát triển thương hiệu cam, gia đình đang trồng lại cam theo tiêu chuẩn VietGap để nhân rộng mô hình. Nếu như thu hoạch chính vụ từ năm thứ 3, 1ha cho thu hoạch 17 tấn cam, giá bán khoảng 30.000/kg cũng cho thu nhập".

Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ KH&CN đối với hoạt động xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực đặc thù của địa phương, sản phẩm gắn với chương trình OCOP của tỉnh dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 đã hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển 19 sản phẩm đặc sản địa phương; 9 Hội được thành lập để quản lý tài sản trí tuệ cộng đồng. Thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, góp phần tăng giá trị các sản phẩm đặc thù, sản phẩm truyền thống của địa phương. Các sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ bước đầu đã khẳng định được giá trị trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý - Ảnh 5.

Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý - Ảnh 6.

Bà Lê Thị Dung, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Bà Lê Thị Dung, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong thời gian tới, để tiếp tục khai thác và phát huy hơn nữa nhãn hiệu tập thể, huyện Thọ Xuân tiếp tục quản lý chất lượng sản phẩm mang nhan hiệu tập thể thông qua việc kiểm tra, giám sát sử dụng hệ thống tem, nhãn, bao bì. Hỗ trợ hội tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đưa sản phẩm tham gia các hội chơ thương mại; đồng thời đăng tải sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu tập thể lên website… Tiếp tục xây dựng nhãn hiệu tập thể với các sản phẩm chủ lực, truyền thống của huyện…".

Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý - Ảnh 7.

Để việc xây dựng bảo hộ nhãn hiệu đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trong thời gian tới, các sở, ngành liên quan cần tiếp tục hướng dẫn các địa phương phát triển nhãn hiệu, thương hiệu dựa trên các quyền sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho sản phẩm đặc thù. Cùng với đó, cần nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước về kiểm soát sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Và chỉ khi nhận thức của người dân và doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ được nâng cao, thì tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ giảm và đó là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 25/11/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ

21:42 , 18/01/2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.

Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025

Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025

21:35 , 18/01/2025

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.

Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc

Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc

08:19 , 17/01/2025

Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.

Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp

20:11 , 16/01/2025

Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới

Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới

09:33 , 16/01/2025

Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57

Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57

09:30 , 16/01/2025

Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025

Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025

20:52 , 15/01/2025

Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.

Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp

15:06 , 15/01/2025

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao

Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao

14:43 , 15/01/2025

Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.

Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế

Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế

14:39 , 15/01/2025

Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.