Hiệu quả từ hoạt động vay vốn hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn Thanh Hóa đã hướng dẫn chị em sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế gia đình, trở thành cầu nối quan trọng mang nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, sự trợ giúp của nhiều tổ chức, đơn vị đến với hội viên phụ nữ nghèo, giúp họ vươn lên, từng bước thoát nghèo bền vững.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, ở thôn Hồi Cù, xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống vốn có hoàn cảnh rất khó khăn, chồng mất cách đây 20 năm, một mình chị nuôi 4 con ăn học bằng nghề nông và may vá thủ công.

Năm 2012, thông qua tổ vay vốn của Hội phụ nữ xã, chị được vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách để mua 4 máy may công nghiệp, nhận may đồng phục cho học sinh. Quá trình làm nghề, nhiều lần chị được tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi kịp thời khi có nhu cầu mở rộng sản xuất. Sau nhiều năm nỗ lực, đến nay chị đã có 14 máy may công nghiệp, tạo việc làm cho 14 lao động nữ có thu nhập từ 5.000.000đ đến 7.000.000đ/người/tháng. Các con của chị đều được ăn học trưởng thành, có việc làm ổn định. Năm 2023, gia đình chị đã thoát nghèo.


Chị Nguyễn Thị Tuyết, Thôn Hồi Cù, xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Chị Nguyễn Thị Tuyết, Thôn Hồi Cù, xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Trong quá trình làm nghề nhiều lúc mình cần nguồn vốn, mỗi lần cầm đều được Hội tạo điều kiện tiếp cận, đến nay tôi phát triển rất ổn".
Xác định hỗ trợ vay vốn là nhiệm vụ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với hội viên phụ nữ, giúp chị em phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm nghèo ở địa phương, các cấp Hội Phụ nữ Thanh Hóa luôn xác định việc quản lý, sử dụng tốt các nguồn vốn là một nhiệm vụ chính trị cần tập trung các nguồn lực để thực hiện tốt. Theo đó, các cấp hội đã thực hiện có hiệu quả hoạt động ủy thác với ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo, tín chấp với ngân hàng NN&PTNT, tổ chức tài chính vi mô, Quỹ TYM… với tổng dư nợ đến nay đạt trên 13 nghìn tỷ đồng cho hơn 200 nghìn hội viên phụ nữ vay vốn. Cùng với đó, thông qua các hoạt động tiết kiệm tại chỗ, tính riêng trong nửa nhiệm kỳ 2021-2026, đã có trên 78 nghìn lượt phụ nữ trên địa bàn tỉnh được các cấp hội, hội viên, phụ nữ giúp bằng nhiều hình thức như cây giống, con giống, vay không tính lãi… với tổng trị giá gần 50 tỷ đồng.

Nguồn vốn cho vay thông qua kênh Hội phụ nữ đã tạo điều kiện cho các hội viên phát triển kinh tế. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được đầu tư hiệu quả trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nghề nông thôn… Từ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay, hàng năm, mỗi cơ sở cơ sở Hội đều hoàn thành chỉ tiêu giúp ít nhất 05 hộ phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo.

Chị Nguyễn Thị Hòa, Chủ tịch Hội LHPN xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Phụ nữ xã Mậu Lâm đã thường xuyên rà soát nhu cầu, lựa chọn kênh vay phù hợp, phân loại đối tượng vay vốn, phối hợp triển khai các mô hình phù hợp với chị em địa phương. Từ đó, giúp nhiều chị em có vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo".


Chị Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Chị Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Bên cạnh việc hỗ trợ tiếp cận vốn, phụ nữ Nông Cống thường quan tâm đào tạo nghề, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, nhiều hội viên phát triển kinh tế hiệu quả, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững".
Việc quản lý tốt các nguồn vốn vay thời gian qua của các cấp Hội phụ nữ Thanh Hóa đã tạo đòn bẩy cho hội viên phụ nữ, tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh. Hiệu quả từ các nguồn vốn đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động Hội và phong trào phụ nữ, nâng cao tỷ lệ thu hút hội viên và chất lượng sinh hoạt chi, tổ Hội góp phần tăng cường tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau thoát nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.


Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.