Hiệu quả từ mô hình trồng cau ăn quả ở xã Giao An, huyện Lang Chánh
(TTV) - Những năm gần đây, do nhu cầu thu mua cau xuất bán cho Trung Quốc và trong nước cao, nên giá thu mua sản phẩm này tăng và thị trường ổn định. Nắm bắt được thực tế này, gia đình bà Lê Thị Tượm ở làng Trô, xã Giao An huyện Lang Chánh đã mạnh dạn trồng và mở rộng diện tích trồng cau ăn quả. Nhờ cần cù, chịu khó và biết ứng dụng khoa học kĩ thuật nên thu nhập từ mô hình trồng cau ăn quả của gia đình bà mỗi năm đạt hàng trăm triệu đồng.
Trước kia, trên diện tích đất vườn được giao, gia đình bà Lê Thị Tượm ở làng Trô, xã Giao An huyện Lang Chánh đã trồng các loại cây như mía, vải, chanh... nhưng không có hiệu quả. Sau khi tìm hiểu, nhận thấy cây cau phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây, nên năm 2006 gia đình bà Tượm trồng thử 1200 cây trên diện tích 10 sào vườn. Đến năm 2011 bắt đầu cho thu hoạch. Dần dần thấy cau phát triển và cho thu hoạch tốt, giá cau trên thị trường cũng ổn định nên gia đình bà đã quyết định bỏ mía, nhãn chuyển hẳn sang trồng cau.
Tính tới thời điểm hiện tại, các khu vườn đồi trồng cau nhà bà có 600 cây đang cho thu hoạch, hơn 1100 cây chuẩn bị cho lứa đầu tiên và mở rộng trồng thêm 4ha với trên 10 nghìn cây giống. Bà cho biết, cau từ khi ươm quả đến lúc thu hoạch phải mất 5 năm. Nhờ chăm sóc đúng cách, vườn cau của gia đình bà mỗi cây trung bình sẽ cho thu hoạch 15- 20kg quả, tổng số lượng thu hoạch đạt từ 3 đến 4 tấn quả, với giá bán trung bình từ 50-70 nghìn 1 kg. Bà Tợm cho biết trồng cau không khó, chỉ cần có đầu tư, chăm sóc đúng cách và kiên trì thì sẽ cho thu hoạch năng suất cao.
Nhận thấy hiệu quả từ việc trồng cau của gia đình bà Tượm, nhiều gia đình ở làng Trô, xã Giao An đã cải tạo vườn tạp để trồng cau.Vì vậy, bên cạnh những vườn cau đang cho thu hoạch, gia đình bà Tượm còn ươm tại vườn để bán cau giống mỗi năm trên 12.000 cây với giá 20.000 đồng/cây. Để hỗ trợ bà con phát triển mô hình cau, ngoài việc bán giống, gia đình bà còn “cầm tay chỉ việc”, tận tình hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc để cây cau cho năng suất cao.
Từ hộ nông dân nghèo có thu nhập trung bình chưa đến 20 triệu đồng mỗi năm, đến nay nhờ cần cù chịu khó và tìm ra hướng phát triển hiệu quả cho diện tích vườn đồi, đến nay trung bình mỗi năm gia đình bà Lê Thị Tượm có thu nhập khoảng trên 150 triệu đồng từ trồng cau, vươn lên trở thành hộ nông dân điển hình của xã Giao An, huyện Lang Chánh.
Mai Ngọc - Thanh Văn
Bản tin THNM, 18/12
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7%
Tổng cục Thống kê cho biết, số người có việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa có 80 mã số vùng trồng xuất khẩu
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2014, Thanh Hóa đã cấp và duy trì 80 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích trên 655 ha.
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán hoặc chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và chuyển hay rút tiền tại ATM nếu chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học. Đây là quy định tại Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hơn cho các giao dịch.
10 tháng năm 2024: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 27 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng qua đạt hơn 27 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động đối ngoại, kêu gọi thu hút đầu tư 10 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực
10 tháng năm 2024, với sự nỗ lực của cá cấp, các ngành cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; hoạt động đối ngoại, nhất là mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, kêu gọi thu hút đầu tư đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có trên 500 sản phẩm được gắn sao, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Sau khi được công nhận sản phẩm ocop, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, Thanh Hóa thành lập mới hơn 2.800 doanh nghiệp
10 tháng năm 2024, công tác phát triển doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Toàn tỉnh có 2.813 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 93,7% kế hoạch, tăng 22,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; số vốn đăng ký đạt 20.747,1 tỷ đồng, tăng 44%.
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả cả nước đã đạt 6,34 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 5,7 tỷ USD của năm 2023.
CPI 10 tháng năm 2024 tăng 3,78%
Báo cáo kinh tế xã hội mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước tháng 10/2024 đã tăng 0.33% so với tháng trước.
Hiệu quả từ phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu
Trong xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu là một tiêu chí bắt buộc. Để hoàn thành tiêu chí này, mỗi địa phương, các tổ chức đoàn thể đã lồng ghép, gắn tiêu chí trong thực hiện các mô hình cụ thể. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.