Hiệu quả phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu
Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2017, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn tiếp tục bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Bên cạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, xã rất chú trọng đến việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, chương trình cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu là một giải pháp quan trọng và đã đem lại hiệu quả thiết thực, qua đó góp phần tạo cảnh quan môi trường nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp và nâng cao thu nhập cho người dân.
Khu vườn rộng 1000m2 của gia đình bà Nguyễn Thị Ngoan trước đây là vườn tạp, trồng nhiều loại cây, không có quy hoạch, không được chăm sóc bài bản nên giá trị thu nhập không đáng kể. Thực hiện chủ trương của xã, gia đình bà Ngoan đã xóa bỏ toàn bộ cây trồng cũ, chỉnh trang lại khuôn viên, đầu tư hệ thống tưới phun sương tự động để trồng rau màu theo hướng an toàn. Đến nay, mỗi năm gia đình bà đã có thêm khoản thu nhập từ 50 đến 60 triệu đồng từ khu vườn này.
Chương trình cải tạo vườn tạp, nâng cấp vườn hộ, xây dựng vườn mẫu gắn với chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu được xã Đông Tiến triển khai từ năm 2020, với cách làm khá bài bản. Trước hết, xã chỉ đạo, hướng dẫn các thôn và các hộ gia đình lập sơ đồ quy hoạch, thiết kế vườn mẫu và phê duyệt để thống nhất thực hiện. Đồng thời, ngoài các chính sách của huyện, xã Đông Tiến đã dành nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi vườn hộ đạt chuẩn. Từ hiệu quả của các vườn mẫu, cộng với chính sách khuyến khích của xã, phong trào cải tạo vườn tạp ở Đông Tiến đã được thúc đẩy, lan rộng. Đến thời điểm này, đã có hơn 86% diện tích vườn tạp trên địa bàn toàn xã được cải tạo, trong đó có 27 vườn mẫu có diện tích 500 m2 trở lên, trồng cây ăn quả, sản xuất rau màu... Hầu hết các hộ sau khi cải tạo từ vườn tạp sang vườn mẫu đều có thu nhập cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với trước. Không chỉ vậy, việc chuyển từ vườn tạp sang vườn mẫu còn tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch UBND xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, Xã liên kết với doanh nghiệp có hợp tác xã chuyên để thu mua tất cả các sản phẩm trong vườn mẫu, vườn hộ ở xã Đông Tiến đã sản xuất ra. Đây là động lực thúc đẩy cho nông dân trong việc tích cực tham gia phát triển kinh tế hộ.
Có thể nói, phong trào xây dựng vườn hộ, phát triển vườn mẫu đã làm chuyển biết nhận thức, ý thức của người dân trong xã về phát triển kinh tế, chỉnh trang khuôn viên nhà ở, tạo ra diện mạo mới rõ nét trong các khu dân cư. Xã Đông Tiến phấn đấu hết năm 2022 sẽ hoàn thành cải tạo 100% diện tích vườn tạp, xây dựng được 34 vườn mẫu. Đồng thời, tiếp tục chỉnh trang, đầu tư ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần xây dựng thành công xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu./.
Miền núi Thanh Hóa bảo tồn và phát triển dược liệu đặc hữu từ rừng
Thanh Hóa hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học. Từ đây, nhiều mô hình thành công, tạo sinh kế cho người dân miền núi.
Xuất khẩu tôm Việt Nam có thể đạt 4 tỷ trong năm nay
Sau năm 2023 với giá trị xuất khẩu tôm sụt giảm, chỉ đạt 3,38 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) dự báo mục tiêu xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024, tăng trưởng 18,3%.
60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng đã nằm bờ
Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã phối hợp với lực lượng chức năng, rà soát 6.699 tàu thuyền đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Hiệu quả nhờ canh tác trong nhà màng, nhà lưới
Được đánh giá là hình thức canh tác hiệu quả trong nông nghiệp, việc sản xuất trong nhà màng, nhà lưới có nhiều ưu thế, như: hạn chế sâu bệnh, tưới nước tiết kiệm, tạo ra sản phẩm an toàn… Phương thức canh tác này đang được mở rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công
Thanh Hóa quyết tâm đến ngày 31/12/2024, sẽ hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công được giao. Bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch.
Xã Vĩnh Hòa huy động sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao
Giai đoạn 2019 - 2024, Nhân dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tham gia đóng góp hơn 25 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công lao động xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là kết quả từ sự đoàn kết, đồng lòng của người dân, góp phần cùng địa phương hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 60% kế hoạch
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sầm Sơn phổ biến Luật Đất đai năm 2024
UBND thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.