Hiệu trưởng trường y truyền cảm hứng cho tân sinh viên
Lần đầu tiên tân sinh viên trường ĐH Y dược TP.HCM được chào đón theo cách hoàn toàn mới mẻ, được lắng nghe thầy hiệu trưởng chia sẻ "bài học nhập môn" thú vị.
Sáng 15-9, khuôn viên trường ĐH Y dược TP.HCM có mặt hầu hết tân sinh viên khóa 2019 tham dự "Ngày hội tân sinh viên - khởi đầu chặng đường mới" được nhà trường lần đầu tiên tổ chức. Các tân sinh viên cho biết họ mong đợi sự kiện này để được gặp PGS.TS Trần Diệp Tuấn, hiệu trưởng.
Sinh viên phải góp sức để trường đáng tự hào hơn
Thay vì đọc diễn văn hay phát biểu, thầy hiệu trưởng trường y đã chọn cách nêu câu hỏi, gợi mở cho tân sinh viên tự bày tỏ suy nghĩ. "Bạn nào có thể chia sẻ cảm nghĩ của mình khi bước chân vào trường y?". Ngay lập tức, một bạn nữ là tân sinh viên khoa y, chạy lên tự tin giới thiệu về mình.
"Khi được trở thành thành viên của đại gia đình ĐH Y dược TP.HCM, cảm xúc đầu tiên của em là rất tự hào vì những nỗ lực, cố gắng của mình đạt được kết quả như mong đợi. Thêm vào đó là sự hồi hộp và lo lắng khi trở thành tân sinh viên y khoa một trường đại học lớn của cả nước", nữ sinh viên Tuyết Như chia sẻ.
Từ tâm sự của cô tân sinh viên, thầy hiệu trưởng cho rằng: "Thầy tin trong số các bạn có mặt tại đây, không chỉ riêng Tuyết Như tự hào khi được bước vào giảng đường ngôi trường y danh giá của nước ta mà ai cũng có cảm giác đó. Các bạn hoàn toàn có quyền tự hào điều này..."
Ông còn cho rằng các tân sinh viên đều vừa vượt qua kỳ thi hết sức cam go, vượt qua rất nhiều bạn khác đồng trang lứa và chỉ những người ưu tú nhất mới vào được ngôi trường này. "Gia đình của các bạn cũng tự hào vì điều này. Nhà trường cũng tự hào khi có các bạn", thầy hiệu trưởng vừa dứt lời, bên dưới những tràng pháo tay giòn tan vang lên.
Thầy Diệp Tuấn cũng nhắn nhủ khi đã là thành viên của đại gia đình ĐH Y dược TP.HCM, các bạn sinh viên phải cố gắng góp sức để làm cho ngôi trường này càng lúc càng đáng tự hào hơn. Hãy xem khuôn viên nhà trường là ngôi nhà của chúng ta. Hãy làm sao cho trường là nơi các em sinh hoạt chiếm phần lớn thời gian trong ngày của mình.
Từ những lời dặn của thầy hiệu trưởng, nhiều tân sinh viên chợt nhận ra mình cần phải học rất nhiều điều ở trường này chứ không chỉ kiến thức chuyên môn. Đó là học cách ăn nói, ăn mặc, giữ gìn vệ sinh khuôn viên nhà trường sạch sẽ và ngăn nắp; kính thầy mến bạn, học cách xếp hàng khi lên thang máy...
PGS.TS Trần Diệp Tuấn nhủ tân sinh viên phải biết cách thăng bằng trong cuộc sống, học tập và sức khỏe đều rất quan trọng - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Không chỉ học, cần phải biết chơi
Một câu hỏi nữa được thầy Tuấn đặt ra: "Khi bước vào trường, các bạn có thấy khác biệt nào so với thời còn là học sinh phổ thông?". Trả lời câu hỏi này, bạn Đăng Khoa, tân sinh viên khoa dược, cho biết bạn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ khi bước chân vào trường với nhiều cái "lần đầu tiên": đi thang máy, vô giảng đường với hàng trăm sinh viên cùng học và quá nhiều bạn trùng tên với mình…
Sự khác biệt rõ nhất đối với các tân sinh viên theo thầy hiệu trưởng trường y là chuyển từ học sinh trở thành sinh viên. Điều đó cũng có nghĩa là các bạn chuyển từ trẻ em sang người lớn.
"Các bạn bây giờ đã là người lớn thực thụ, phần lớn các bạn vào đây học sống một mình, tách khỏi gia đình và phải tự quyết định nhiều điều cho bản thân mình, cho cuộc sống, cho học tập và cho tương lai. Tất nhiên, các bạn còn có hậu phương vững chắc là gia đình nhưng phần lớn các quyết định từ chính các bạn.
Trường đại học là môi trường học tập của người lớn, nên hoàn toàn khác với môi trường học tập của trẻ em. Ở đây, các bạn phải tự lên lịch học, sinh hoạt… và phải hiểu được rằng học là học cho mình. Nếu không có tâm thế đó, các bạn sẽ rất khó thành công", thầy Tuấn nhấn mạnh.
Như nói thay lời các bậc phụ huynh, thầy hiệu trưởng còn nhắn nhủ tân sinh viên phải biết cách thăng bằng trong cuộc sống, học tập và sức khỏe đều rất quan trọng. Nhà trường có rất nhiều câu lạc bộ để sinh viên trải nghiệm các kỹ năng, trong đó có nhiều sân chơi thể thao.
"Ở TP.HCM này cũng rất nhiều sân chơi, hoạt động thể thao. Các em nên tham gia sinh hoạt để rèn sức khỏe. Những em nào chưa chơi thể thao thì nên sắp xếp chơi. Phải có cuộc sống thăng bằng, có sức khỏe tốt thì việc học mới có thể tiến xa.
Thầy mong rằng các em phải biết sắp xếp để cân bằng giữa việc học và chơi, hoạt động thể chất… Đặc biệt, các em phải biết mở rộng tấm lòng mình ra, cùng chia sẻ và trải nghiệm với bạn bè", thầy Tuấn nhắn nhủ.
TRẦN HUỲNH/ tuoitre.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.