ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hình tượng con nghê trong văn hóa Việt

(TTV) - Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, bên cạnh con rồng - biểu tượng cho sự uy nghi, quyền thế, cao quý, gắn với văn hóa cung đình thì hình tượng con nghê - một linh vật mang đậm yếu tố bản địa, thấm đẫm đặc trưng, giá trị văn hóa - lịch sử, tôn giáo - tín ngưỡng, mỹ thuật Việt.

17/03/2022 10:47
Nghê là một con vật không có thật trong thế giới tự nhiên mà là sản phẩm của tâm thức, tín ngưỡng dân gian. Không giống như hình tượng tỳ hưu hay sư tử được thể hiện theo hướng mãnh thú, tinh quái, dữ tợn; hình tượng con nghê của Việt Nam vừa có nét gần gũi, dân dã, bình dị, thuần phục nhưng cũng không kém phần uy nghi. Do đó, bên cạnh đời sống phong phú, sinh động trong văn hóa dân gian, hình tượng nghê được “cung đình hóa”, trở thành linh thú được các triều đại phong kiến Việt tôn kính.
 
hình tượng con nghê của Việt Nam vừa có nét gần gũi, dân dã, bình dị, thuần phục nhưng cũng không kém phần uy nghi.
Hình tượng con nghê của Việt Nam vừa có nét gần gũi, dân dã, bình dị, thuần phục nhưng cũng không kém phần uy nghi.
Con nghê của người Việt mang nét gần gũi, phù hợp cảnh quan, nhân tình thế thái của người Việt. Hình tượng nghê trong văn hóa Việt mang ý nghĩa sâu sắc, từ sự bình dị, gần gũi, đến sự chính trực, ngay thẳng, dũng mãnh, quyền uy, linh thiêng và lòng trung thành. Đây là những nét đặc trưng, độc đáo, sức hấp dẫn mà hiếm linh vật nào có được.
 
Tại xứ Thanh - vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa tự bao đời vẫn còn lưu giữ được những tài liệu, hiện vật minh chứng sinh động, thuyết phục cho sức sống bền bỉ của hình tượng con nghê trong tâm thức, đời sống văn hóa Việt.

 

 

Hình tượng con nghê tại Khu di tích Lam Kinh
Hình tượng con nghê tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh
 Trong lời ca dao ngợi ca nghề mộc xứ Thanh, nghê là linh vật đầu tiên được nhắc đến:
“Anh đi làm thợ nơi nào
Để em gánh đục, gánh bào đi theo
Cột queo anh đẽo cho ngay
Anh bào cho thẳng, anh xoay mọi bề
Bốn cửa chạm bốn con nghê,
Bốn con nghê đực chầu về tổ tông”.
 
Những câu ca dao ấy khiến mỗi người trong chúng ta, khi bước chân vào Thái miếu nhà Hậu Lê không khỏi bồi hồi, xao xuyến nghĩ về người xưa. Theo những tài liệu ghi chép lại, để tri ân và tôn vinh công lao to lớn của vương triều Hậu Lê, năm 1805, Vua Gia Long đã cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ. Thái miếu được xây dựng trên nền điện “Chiêu hòa” cũ – vốn là điện thờ Tuyên Từ Nhân ý, Chiêu túc Hoàng Thái hậu, vợ của Vua Lê Thái tông. Nơi đây thờ các vị hoàng đế, hoàng thái hậu cùng các công thần triều Hậu Lê.
Tồn tại suốt chiều dài 200 năm, vượt qua biết bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, bào mòn của thời gian, Thái miếu nhà Hậu Lê không còn giữ được diện mạo như xưa và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Hiện nay, Thái miếu nhà Hậu Lê vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ, như: nghê gỗ, cột, kèo, xà, kẻ bằng gỗ lim, bức đại tự, thánh vị, long ngai. Trong đó, hàng nghê gỗ uy nghiêm đứng chầu ngay trước cửa điện thờ là một trong những hiện vật độc đáo, hàm chứa giá trị văn hóa – lịch sử, mỹ thuật sâu sắc. Hàng nghê gỗ tại Thái miếu nhà Hậu Lê có từ thế kỷ XVII, được làm bằng gỗ mít. Mặc dù được thể hiện với kích thước to, nhỏ khác nhau nhưng tất cả những con nghê ấy đều thu hút người xem bởi các đường nét chạm khắc tinh xảo, tài hoa, thế ngẩng cao đầu oai vệ, tôn nghiêm nhưng vẫn không mất đi nét gần gũi, thân thuộc. Những con nghê trước điện thờ của Thái miếu nhà Hậu Lê mang những nét đặc trưng của kỳ lân nghê mình vẩy, lưng có kỳ, đầu không có sừng vốn xuất hiện nhiều từ thời Nguyễn, ở những nơi tôn nghiêm của hoàng triều.

Với giá trị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc cùng sức sống bền bỉ của hình tượng con nghê trong dòng chảy văn hóa - lịch sử dân tộc, thiết nghĩ, linh vật thuần Việt này cần được quan tâm, đầu tư, nghiên cứu, bảo tồn hướng tới xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII.

Theo Minh Quyên – Phương Anh
Chuyên mục VHNT, phát sóng ngày 16/3/2022
 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025

09:00 , 30/03/2025

Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm

20:12 , 29/03/2025

Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã

09:45 , 29/03/2025

Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa

06:17 , 29/03/2025

Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng

20:53 , 28/03/2025

Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao

07:56 , 28/03/2025

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh

18:10 , 27/03/2025

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

19:48 , 26/03/2025

Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng

19:47 , 26/03/2025

Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng

Khám phá làng cổ Tân Hùng

09:17 , 26/03/2025

Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.