ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hình tượng con Rồng trong văn hóa

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phượng. Với truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, Rồng là niềm tự hào về dòng giống, cội nguồn của người Việt.

Minh Quyên - Mạnh Tuấn

10/02/2024 16:01

Thời các triều đại phong kiến trước đây, Rồng là hình ảnh tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử. Trải qua các triều đại từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến thời Nguyễn, hình tượng con Rồng Việt đã có nhiều kế thừa và biến đổi phù hợp với thời đại nhưng vẫn giữ được nét riêng của Rồng Việt Nam, là hình tượng của mưa thuận gió hoà, là vật linh uy nghi đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh.

Trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam, có rất nhiều truyền thuyết về Rồng. Nếu như thủ đô Hà Nội từng gắn với câu chuyện Lý Thái Tổ mơ thấy Rồng bay lên mà đặt kinh đô là Thăng Long (rồng bay), thì Vịnh Hạ Long có truyền thuyết đàn Rồng hạ giúp dân đánh giặc. Nơi trời Nam, đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long.

Hình tượng con Rồng trong văn hóa- Ảnh 1.

Hình tượng con Rồng trong văn hóa- Ảnh 2.

Tiến sỹ, Nhà nghiên cứu văn hoá Hoàng Minh Tường

Tiến sỹ, Nhà nghiên cứu văn hoá Hoàng Minh Tường chia sẻ: "Trong tâm thức của dân gian, con Rồng xuất hiện đầu tiên với tín ngưỡng biểu trưng cho nguồn nước, mà Việt Nam là một đất nước văn minh nông nghiệp lúa nước. Rồng gắn liền với nước, và nước là hiền hoà, mang lại cho cây trồng tươi tốt. Người ta thấy được vai trò quan trọng của con Rồng, nên rồng được gắn với quyền lực, và bây giờ con Rồng đã trở thành một linh vật hết sức gần gũi, tôn nghiêm của Việt Nam."

Là biểu tượng của sự cao quý, sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng Rồng được sử dụng nhiều nhất có lẽ trong kiến trúc đình chùa. Phong cách thể hiện con Rồng qua các thời kỳ là một căn cứ để các nhà khoa học xác định niên đại công trình kiến trúc nào đó.

Tiếp nối các giá trị văn hoá truyền thống cha ông, ngày nay, Rồng không chỉ nằm yên trong sử sách, trong các tác phẩm mỹ thuật, mà còn múa, bay lượn một cách sống động và hấp dẫn trong các lễ hội dân gian... Cuộc sống hiện đại, con Rồng đã được gần gũi hơn khi đi vào từ đời sống tâm linh, tín ngưỡng đến các vật dụng của nhiều gia đình…

Hình tượng con Rồng trong văn hóa- Ảnh 3.

Trong suốt 4 nghìn năm văn hiến, kể từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay, con Rồng Việt luôn gắn bó, hiện diện trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc, là biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp, sức vươn lên mạnh mẽ và niềm tự hào dân tộc của người Việt qua các thời kỳ lịch sử.

Nguồn: Bản tin Thời sự 16h ngày 10/02/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Công viên nước Sun World Sầm Sơn khai trương vào ngày 30/6

Công viên nước Sun World Sầm Sơn khai trương vào ngày 30/6

12:08 , 29/06/2024

Sau một thời gian khẩn trương hoàn thiện, Sun World Sầm Sơn đã đảm bảo đủ các điều kiện để chính thức đưa vào vận hành các tổ hợp trò chơi tại Công viên nước vào ngày 30/6, kịp thời đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách trong mùa du lịch hè 2024.

Khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn

Khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn

11:36 , 29/06/2024

Tối 28/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn.

Lượng khách đến Thành Nhà Hồ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

Lượng khách đến Thành Nhà Hồ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

08:46 , 29/06/2024

6 tháng đầu năm 2024, Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc đã đón và phục vụ trên 132.000 lượt khách tham quan, đạt 82,7% kế hoạch năm.

Hồ trên núi

Hồ trên núi

16:34 , 28/06/2024

Hồ Sông Mực còn được gọi là hồ Bến Mẩy, nằm tại khu vực giáp ranh giữa hai huyện Như Thanh và Như Xuân. Sở dĩ có tên gọi này là vì đập Bến Mẩy đắp ngăn sông Mực vào năm 1977 để nước dâng thành hồ thuỷ lợi. Hồ Sông Mực phục vụ nước tưới cho gần một nghìn héc ta đất nông nghiệp. Hiện nay Hồ Sông Mực thuộc Vườn Quốc gia Bến En. Với sự bảo tồn và khai thác hợp lí, nơi đây đã hình thành nên một vùng sinh thái đa dạng, in đậm nét nguyên sơ trong trẻo của thiên nhiên ban tặng cùng với bàn tay gìn giữ kiến tạo từ con người.

Hơn 400 nghìn lượt khách du lịch đến Hải Tiến trong 6 tháng đầu năm

Hơn 400 nghìn lượt khách du lịch đến Hải Tiến trong 6 tháng đầu năm

08:31 , 28/06/2024

Theo thống kê từ UBND huyện Hoằng Hóa, 6 tháng đầu năm 2024, du lịch huyện Hoằng Hóa đón được hơn 400 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đạt 138% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ ước đạt trên 500 tỷ đồng.

[Livestream] Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024

[Livestream] Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024

20:02 , 27/06/2024

Tối 27/6, tại Quảng trường Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

14:53 , 27/06/2024

Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại và du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá và các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

08:46 , 27/06/2024

4 món ăn quen thuộc của người Việt Nam là: Bún chả, cơm tấm sườn, nem lụi, thịt kho tàu vừa được chuyên trang ẩm thực TasteAtlas đề xuất trong top 100 món ăn từ thịt ngon nhất thế giới.

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

08:43 , 27/06/2024

Từ nay đến hết ngày 21/7, tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế diễn ra triển lãm “Cổ vật hội tụ” quy tụ gần 150 cổ vật quý hiếm được chế tác dưới Triều Nguyễn.

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

20:01 , 26/06/2024

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành (27/6/1974 - 27/6/2024), Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa đã làm tốt chức năng tập hợp, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ xứ Thanh vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ. Dưới mái nhà chung Hội VHNT Thanh Hóa, các thế hệ văn nghệ sĩ xứ Thanh đã nỗ lực lao động sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.