Hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng cho sinh viên sư phạm
Tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học, mức hỗ trợ 3,36 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Thông tin trên được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương vừa qua.
Theo đó, tại điều 4 của Nghị định 116 quy định sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí.
Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học, mức hỗ trợ 3,36 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Sinh viên sư phạm có thể đăng ký đào tạo theo các hình thức: giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu theo thông báo nhu cầu của các địa phương; đào tạo theo nguyện vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp (đào tạo theo nhu cầu xã hội).
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội, nếu cam kết làm trong ngành giáo dục, các em cũng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nguyện vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp, kinh phí đào tạo sẽ do cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả (không thuộc ngân sách nhà nước cấp).
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Nghị định 116/2020/NĐ-CP ra đời tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên theo học ngành Sư phạm nhưng nâng tầm lên một bước.
Mục tiêu cuối cùng là tăng chất lượng trong công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo. Từ đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo viên, đáp ứng yêu cầu về chất và lượng giáo viên tại các địa phương; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
Theo dự thảo hướng dẫn Nghị định 116 của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh/thành là cơ quan có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng giáo viên mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc (nếu có), đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương. Địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển dụng và sử dụng giáo viên.
Các bộ/ngành có cơ sở đào tạo giáo viên chủ trì và phối hợp với Bộ GDĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc lập dự toán và bố trí kinh phí cho việc đào tạo giáo viên của cơ sở đào tạo trực thuộc và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại Nghị định số 116.
Các cơ sở đào tạo giáo viên nhận nhiệm vụ đào tạo giáo viên trên cơ sở được giao nhiệm vụ, hoặc được đặt hàng (có thể thông qua hình thức đấu thầu), theo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được Bộ GDĐT thông báo.
Từ hướng dẫn, thông báo của cơ sở đào tạo giáo viên, sinh viên trúng tuyển sẽ nộp đơn đề nghị hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên; đề nghị được hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt theo thứ tự nguyện vọng (ghi rõ thứ tự nguyện vọng) đối với các địa phương có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại địa phương.
UBND cấp tỉnh xét chọn, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho sinh viên kết quả xét chọn của UBND cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký của sinh viên.
Nhật Hồng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khẩn trương xây dựng phương án thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp
Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Trang bị kỹ năng sống an toàn cho trẻ mầm non
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu đời quan trọng, cũng là lúc các trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh. Những bài học thiết thực và sinh động về kỹ năng an toàn đang được lồng ghép vào các hoạt động dạy học tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và phòng tránh được các tình huống nguy hiểm.

Nghiên cứu bỏ hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học đối với học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh nhằm bảo đảm yêu cầu phù hợp với các loại hình cấp học, lứa tuổi học sinh.

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Hoằng Hóa năm 2025
Sáng ngày 9/5, Hội đồng Đội huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Hoằng Hóa năm 2025.

Khánh thành, bàn giao công trình Trường Tiểu học Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn
Sáng ngày 9/5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Thanh Hoá và UBND phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình an sinh xã hội Trường Tiểu học Hải Lĩnh.

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông 2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 08/5/2025 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Thống nhất dạy 2 buổi/ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026
Theo Thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Chủ trương cần có lộ trình thực hiện từng bước, trong đó cần kết hợp Nhà nước đầu tư là chính và khuyến khích xã hội hóa.

Từ 2025, thi và xét tốt nghiệp THPT có gì khác?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhiều học sinh được nhận học bổng từ FPT School Thanh Hóa
Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT Thanh Hoá đang triển khai chương trình học bổng mang tên “Fschools - Hành trình tỏa sáng”. Đây là chương trình nhằm khuyến khích phát triển năng lực của học sinh cũng như giúp các em có cơ hội được học tập trong môi trường hiện đại, đa dạng trải nghiệm và được tôn trọng cá nhân để toả sáng theo cách riêng của mình.

Khoảng 60.000 biên chế giáo viên được giao nhưng chưa tuyển dụng
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết kỳ I năm học 2024-2025, cả nước còn khoảng 60.000 biên chế giáo viên được giao chưa tuyển dụng trong khi còn thiếu hơn 120.000 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.