Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển bền vững
Các doanh nghiệp khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, chính quyền các địa phương cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đã triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích, tạo cơ hội để các doanh nghiệp kết nối, hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh cùng nhau phát triển bền vững.
Năm 2022, công ty TNHH xuất nhập khẩu Tập đoàn Đại Phát đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ sinh khối tại cụm công nghiệp Bãi Bùi, thị trấn Lang Chánh. Với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, chỉ sau một thời gian ngắn, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động với công suất 10 nghìn tấn/ngày, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Ông Ngô Văn Huỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tập đoàn Đại Phát, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chính quyền địa phương, lãnh đạo huyện đã kêu gọi chúng tôi về đầu tư và tạo điều kiện hết cỡ để chúng tôi làm được chứng chỉ rừng FSC hay là mặt bằng và các thủ tục liên quan. Doanh nghiệp những năm vừa rồi còn rất khó khăn, nhưng tới thời điểm này tôi thấy đầu tư là hết sức đúng đắn".

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chúng tôi làm tốt công tác rà soát, các quy hoạch đảm bảo đồng bộ, xuyên suốt. Thứ hai là tập trung xây dựng các kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, đào tạo lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp. Thứ 3 chỉ đạo làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, cải cách thủ tục hành chính, gặp gỡ các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh".
Hiện khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có hơn 2 nghìn doanh nghiệp, chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng nông, lâm sản; cơ khí, vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ, hàng tiêu dùng,… Để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, thời gian qua, bên cạnh việc khai thác và phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương, các các huyện miền núi luôn đồng hành, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng… qua đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, các địa phương cũng đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lao động, nhất là lao động có tay nghề.

Ông Lê Văn Hà, Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Đơn vị chúng tôi đóng trên địa bàn Như Xuân được 8 năm, với tình cảm của người dân địa phương, chúng tôi từng bước tháo gỡ những khó khăn và xây dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty. Trong những năm vừa qua, chính quyền địa phương xã huyện đặc biệt quan tâm, hàng năm cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thứ nhất về nhân lực, thứ hai về an ninh trật tự".

Ông Nguyễn Đức Đồng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Đức Đồng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Động viên bà con luôn luôn cung cấp đầy đủ các nguồn nguyên liệu; thứ hai, tạo môi trường thông thoáng về thủ tục hành chính ở cấp huyện để đồng hành cùng doanh nghiệp; thứ ba trong vấn đề hỗ trợ thì những vấn đề khó khăn, huyện tạo điều kiện, những vấn đề vượt quá thẩm quyền cấp tỉnh thì huyện sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để kiến nghị thực hiện các vấn đề này. Vấn đề thứ tư là nguồn lao động, kêu gọi nguồn lao động làm cùng doanh nghiệp, an tâm gắn bó với doanh nghiệp để doanh nghiệp có nguồn lao động".
Ngoài ra, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu kết nối, hợp tác với nhau để cùng phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhiều chương trình như: xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương; tham quan, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tại các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đã được tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên. Qua đó, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội gặp gỡ giao thương, liên kết, hợp tác kinh doanh, đầu tư, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tích cực khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hội chợ khu vực, hội chợ trong tỉnh, nhằm kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đồng thời là tạo cơ hội các doanh nghiệp miền núi Thanh Hoá giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Bà Cao Thị Vân, Chủ cơ sở sản xuất thịt xông khói Minh Hương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Trước đây sản phẩm của chúng tôi chỉ tiêu thụ trong huyện thôi, thế nhưng được tham gia các hội chợ như thế này thì sản phẩm đã đến được đông đảo khách hàng hơn, và đặc biệt là chúng tôi đã ký kết được một số siêu thị khách hàng lớn tại huyện Thường Xuân, tới đây sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ".

Ông Hoàng Văn Hải, Quản lý Nhà thuốc nam Bà Quynh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ông Hoàng Văn Hải, Quản lý Nhà thuốc nam Bà Quynh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Chúng tôi có dịp giới thiệu nhiều sản phẩm mới, biết thêm nhiều sản phẩm mới của đơn vị bạn để mình trao đổi giới thiệu với khách hàng trong và ngoài tỉnh, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ".
Để các doanh nghiệp khu vực miền núi phát triển thực sự hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của các địa phương, bên cạnh sự đồng hành của các cấp, các ngành, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nỗ lực vượt qua khó khăn, thay đổi tư duy, cơ cấu lại phương án kinh doanh để tăng tính bền vững, chủ động tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội phát triển.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80-100 triệu 1ha.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.