Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển thương hiệu số trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, nhiều chính sách được triển khai, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Hiện nay, Thanh Hóa có hơn 21.350 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 90% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Tỷ lệ doanh nghiệp CĐS đạt gần 30%; toàn tỉnh có 5.550 doanh nghiệp được khảo sát đánh giá mức độ hoàn thành CĐS cùng với 337 doanh nghiệp công nghệ số theo quy định. Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp, UBND tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp CĐS, trong đó Kế hoạch số 77 là một trong những bước đi quan trọng. Kế hoạch này đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 100 doanh nghiệp số và đến năm 2030, con số này sẽ đạt ít nhất 150 doanh nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã dành gần 2,5 tỷ đồng trong năm 2023 để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc CĐS. Số tiền này sẽ được sử dụng để tư vấn CĐS và áp dụng công nghệ số cho doanh nghiệp, cải thiện quy trình sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động. Mức hỗ trợ tối đa cho mỗi hợp đồng tư vấn giải pháp CĐS là 50% giá trị hợp đồng, không quá 55 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và 110 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa. Những chính sách hỗ trợ này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả sản xuất và mở rộng thị trường.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hỗ trợ Nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
Thời gian qua, công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được các đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai rộng rãi, với hàng trăm dự án phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu của người sản xuất, qua đó góp phần tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân.

Ứng dụng phần mềm VNPT iLIS liên thông điện tử thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai
Thực hiện công tác chuyển đổi số, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đã từng bước ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đất đai. Hiện nay, Sở đang phối hợp với các đơn vị có liên quan và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) triển khai phần mềm VNPT iLIS liên thông điện tử thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai nhằm đem lại nhiều tiện ích, quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hạn chế ảnh hưởng của thiết bị di động đối với sức khỏe
Theo Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, năng lượng tần số vô tuyến (RF) không mạnh hoặc nguy hiểm như các loại bức xạ ion hóa khác như tia X hay tia cực tím (UV) từ mặt trời. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần thay đổi thói quen sử dụng thiết bị di động nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Cảnh sát giao thông ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm
Cơ quan chức năng có thể phát hiện vi phạm thông qua việc vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Hợp nhất hai luật về an ninh mạng và an toàn thông tin mạng
Bộ Công an đã đề xuất hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018 thành Luật An ninh mạng năm 2025, dự kiến trình tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2025.

Kỳ vọng thúc đẩy Chuyển đổi số từ Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 được Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024, là một văn kiện chiến lược nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Nghị quyết sẽ là định hướng quan trọng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Thanh Hóa trong thời gian tới.

Hơn 44.800 tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến id.vn
Tên miền id.vn là không gian tên miền mới, dành riêng cho cá nhân, với ý nghĩa thể hiện bản sắc cá nhân trên không gian mạng. Tính đến hết ngày 15/4/2025, đã có 44.800 tên miền id.vn được cấp, tăng 132% so với cùng kỳ tháng 4 năm ngoái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.