Hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, khắc phục thiệt hại do bão
Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 17 giờ ngày 8/9 đã có 21 người chết (Lào Cai 6, Quảng Ninh 4, Hải Phòng 2, Hải Dương 1, Hà Nội 1, Hòa Bình 4...); một người mất tích do lũ cuốn (tại Bắc Giang); 229 người bị thương; 25 tàu thuyền các loại bị chìm; 8.017 nhà ở bị hư hỏng; 5 đoạn đường dây 500 kV, 31 đường dây 220 kV, 97 đường dây 110 kV bị sự cố và nhiều cột điện hạ thế bị gãy đổ...
Về nông nghiệp: 109.382 ha lúa và 17.921 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 6.902 ha cây ăn quả bị hư hại; hơn 1.100 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi.
Tính đến 15 giờ ngày 8/9, tỉnh Vĩnh Phúc không có thiệt hại về người. Có 100 ngôi nhà bị hư hỏng; 10 điểm trường học bị tốc mái, hư hại; gần 6.500 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; khoảng 4.000 cây xanh bị gãy đổ. Còn một số đường dây trung thế chưa cấp điện trở lại được, nhiều cây xanh, biển quảng cáo, cột điện gãy đổ... Ước tính tổng thiệt hại sơ bộ trên toàn tỉnh khoảng 20,6 tỷ đồng.
Cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng, thiệt hại tại hầu hết các địa phương trong tỉnh Phú Thọ. Cụ thể, 2 người tại huyện Tam Nông và Thanh Thủy bị thương; 178 nhà dân bị hư hỏng do cây đổ, tốc mái; 4 nhà dân bị ảnh hưởng do sạt lở đất. Mưa bão cũng khiến 50 nhà dân tại hai xã Yên Lương và Văn Miếu, huyện Thanh Sơn phải di dời…
Hiện tại, một số địa phương tình hình ngập úng bắt đầu xảy ra do mực nước các sông dâng cao như tại huyện Thanh Sơn và Tam Nông. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện công tác ứng phó với hoàn lưu bão số 3, chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm…
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên, các cấp chính quyền đã di dời 133 hộ dân ra nhà văn hóa thôn; 31 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 6 trường học bị tốc mái; 370,5 ha lúa bị đổ, 7 ha bị ngập; gãy đổ 3.540 cây xanh đô thị và 7,6 ha cây ăn quả do ảnh hưởng của bão số 3. Lãnh đạo UBND, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để hỗ trợ các gia đình khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.
Thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đang tập trung chỉ đạo khắc phục sau mưa bão. Toàn tỉnh có 560 nhà cấp 4, công trình phụ của nhân dân bị tốc mái; 31 trường học, chợ dân sinh bị hư hỏng, tốc mái. 8.209 ha lúa bị đổ, úng ngập; 555 ha cây rau màu bị thiệt hại; 80.000 m2 nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp bị tốc mái, hư hỏng. Gần 7.500 cây xanh bị đổ gãy; 42 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng.
Chiều 8/9, theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, bão làm 184 nhà dân bị hư hại; 2 người bị thương, hơn 1.786 ha lúa, gần 192 ha rau, màu, 132 ha mía bị đổ gãy; hư hỏng 30m kênh thủy lợi.
Các tuyến đường tỉnh ở miền núi Thanh Hóa mưa lũ dâng nước ngập mặt cầu, mặt đường tại 5 vị trí, ngập đường tràn tại 4 vị trí; sạt ta-luy dương, đá lăn, sa bồi rãnh dọc, cống tại 58 vị trí, tổng khối lượng khoảng 2.895 m3. Cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã chủ động hỗ trợ nhân dân tu sửa nhà ở, chăm sóc cây trồng, ổn định cuộc sống.
Ngày 8/9, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Văn bản số 890/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa về việc ứng phó với mưa lũ do bão số 3 để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cũng ban hành Lệnh số 36-L/BCH về báo động lũ trên sông Tích. Theo đó, lệnh: Báo động 1 trên Sông Tích tại địa phận các xã ven đê thuộc các huyện: Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.
Theo thống kê ban đầu, một số cơ sở y tế bị thiệt hại do cơn bão ở mức độ khác nhau, tuy nhiên công tác tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho người bệnh vẫn bảo đảm duy trì, đặc biệt một số ca chấn thương nặng đã được cấp cứu kịp thời.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị các bệnh viện tiếp tục tập trung cứu chữa bệnh nhân cấp cứu chấn thương nặng; nếu vượt quá khả năng chuyên môn cần tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc chuyển bệnh viện khác kịp thời. Bộ Y tế đề nghị các địa phương, cơ sở y tế hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết, tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt.
Để ứng phó bão hiệu quả, bảo đảm tính mạng của người dân, các đơn vị quân đội đã triển khai thực hiện sơ tán 3.460 người dân tại tỉnh Quảng Ninh và 18.762 người tại thành phố Hải Phòng đến nơi trú tránh an toàn. Quân khu 3 được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các lực lượng trên địa bàn quân khu đóng quân sẵn sàng phòng, chống bão số 3, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Quân khu đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của bão, từ đó làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Bất kể ngày hay đêm, cả trước, trong và ngay sau bão, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội đều sẵn sàng cơ động để cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân.
Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) đã cứu hộ đưa vào bờ an toàn 17 ngư dân. Theo đó, vào khoảng 10 giờ 30 phút ngày 7/9, trong khi tránh bão số 3, lực lượng của Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) đã cứu được hai người dân làm việc tại Công ty cổ phần Ngọc trai Hạ Long.
Khoảng 6 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng của Lữ đoàn 170 đi tìm kiếm cứu nạn theo lệnh của Sở chỉ huy cứu được 11 người mắc kẹt trong núi khu vực Hòn Rằm Bắc, thuộc Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận; cứu được bốn người mắc kẹt trong núi khu vực gần đường vào vụng Tùng Sâu để tránh bão, thuộc Tàu HY-0496 của Hưng Yên vận tải xi-măng. Đến 11 giờ 30 phút ngày 8/9, tất cả 17 ngư dân nêu trên đã được Lữ đoàn 170 bàn giao địa phương và đưa về nhà an toàn.
Ngày 8/9, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã huy động tàu Cảnh sát biển 8004 và hai xuồng CSB 721, 722 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1) thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực đảo Titop, hòn Pháo Trong, Pháo Ngoài (tỉnh Quảng Ninh), 43 thuyền viên của các phương tiện tàu, sà-lan nêu trên gặp nạn trên biển do ảnh hưởng của bão đã được tàu Cảnh sát biển 8004 cứu nạn thành công.
Ngày 8/9, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 12) cử hơn 300 cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện giúp nhân dân ở một số xã thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra. Trong đó, Trung đoàn 18 giúp nhân dân hai thôn Hạ Long và Trại Mới, xã Giáp Sơn chuyển đồ đạc đến nơi an toàn; Trung đoàn 18 giúp hộ dân ở thôn Trại Mới, xã Giáp Sơn chuyển 12,3 tấn long nhãn; Trung đoàn 95 giúp gia đình chị Nông Thị Thu, thôn Bồng, xã Thanh Hải chuyển 20 tấn thóc, gạo; Trung đoàn 101 giúp địa phương vận chuyển 130 tấn gạo tại kho gạo xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn đến nơi an toàn...
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã thường xuyên cập nhật thông tin để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời công tác ứng phó khẩn cấp với bão số 3 và mưa lũ.
Toàn lực lượng Công an đã huy động hơn 100 nghìn người, tổ chức thường trực, ứng trực 100% quân số tại các địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp, khu vực xung yếu để sẵn sàng triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống bão, lũ, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh với phương châm 4 tại chỗ, 3 sẵn sàng; chuẩn bị hơn 27 nghìn phương tiện đường bộ; hơn 2.200 phương tiện đường thủy; gần 100 nghìn áo phao, phao tròn các loại và hàng nghìn thiết bị chuyên dụng khác.
Bên cạnh lực lượng Công an chính quy, lực lượng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở cũng tích cực tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ gây ra. Tính riêng Công an thành phố Hà Nội, đã huy động 100% quân số, sẵn sàng ứng phó và khắc phục hậu quả mưa bão số 3 gây ra.
Trong đó, Công an thành phố đã điều động hơn 290 lượt xe chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, phương tiện phá dỡ…, với hơn 2.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia triển khai công tác này. Ngày 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp các lực lượng chức năng dọn dẹp đường phố, bảo đảm giao thông thông suốt để ngày 9/9, công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại...
Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất tại Sơn La, Điện Biên
Ngày 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 939/QĐ-TTg về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất tại hai tỉnh Sơn La, Điện Biên. Cụ thể, hỗ trợ mỗi tỉnh 10 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để giúp nhân dân ổn định đời sống ngay sau mưa lũ như đề nghị của Bộ Tài chính.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND hai tỉnh Điện Biên và Sơn La có trách nhiệm phân bổ cụ thể số kinh phí được bổ sung nêu trên, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để giúp nhân dân ổn định đời sống ngay sau mưa lũ.
Nước sông Hồng tại Yên Bái dâng cao, hơn 1.000 hộ dân ngập sâu nguy hiểm
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái), mực nước sông Hồng (sông Thao) ghi nhận lúc 21 giờ ngày 8/9 là 33m (trên mức báo động 3 là 1m). Hiện tại, trên địa bàn phường Hồng Hà, toàn bộ đường Thanh Niên và đường Trần Hưng Đạo ngập sâu từ 1-2m. Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng hơn 1.000 nhà dân bị ngập. Công tác ứng trực, cứu hộ đang được khẩn trương thực hiện.
Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái Nguyễn Ngọc Trúc cho biết, thành phố đã lên phương án và bố trí lực lượng sẵn sàng hỗ trợ. Từ đầu giờ chiều 8/9, thành phố đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản; đưa trẻ em, những người cao tuổi đến những nơi tạm trú an toàn.
https://nhandan.vn/ho-tro-nguoi-dan-sua-chua-nha-o-khac-phuc-thiet-hai-do-bao-post829451.html
Nghi Sơn: Đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo
Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực và sự đóng góp của cán bộ, Nhân dân, các mạnh thường quân; hiện thị xã Nghi Sơn đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm nhà, sửa chữa nhà cho các trường hợp đủ điều kiện, đảm bảo theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Xã Vĩnh Thịnh hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng Nông thôn mới nâng cao là làm cho dân, mang lại lợi ích cho dân”, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Đến nay, Vĩnh Thịnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.
Dự báo thời tiết 22/11/2024: Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm
Dự báo thời tiết 22/11/2024, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trời rét về đêm và sáng sớm. Một số nơi ở vùng núi, nhiệt độ hạ xuống dưới 16 độ.
Thanh Hoá còn 60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng
Để triển khai, thực hiện Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được chặt chẽ hơn, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá phối hợp với lực lượng chức năng đã tăng cường rà soát đối với 6.699 tàu thuyền đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Vĩnh Lộc: Tặng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Sáng ngày 21/11, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức bàn giao "Nhà tình nghĩa" do Bộ Quốc phòng trao tặng cho gia đình bà Phùng Thị Khếnh tại thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc.
Nhiều phụ huynh vẫn giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện
Thực hiện mục tiêu ngăn ngừa tình trạng giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông, thời gian qua Công an tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý. Đã có trên 4 nghìn trường hợp bị xử phạt vì giao xe cho học sinh, người chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, vẫn còn không ít phụ huynh vẫn giao xe máy cho con em ở tuổi học sinh điều khiển.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.