Hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu
Dự án "Thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam" sẽ hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng hồ tiêu và góp phần vào tăng trưởng bền vững của ngành; cải thiện đời sống của 10.000 hộ nông dân trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên và giúp các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hồ tiêu tăng sản lượng bền vững.
Tham dự Hội thảo có đại diện của cục, vụ, viện liên quan thuộc Bộ NN&PTNT, đại điện của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, các đơn vị liên quan và đại diện các công ty trong nước, quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến hồ tiêu.
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới và chiếm khoảng 45% hồ tiêu nhập vào châu Âu. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, thì vẫn còn một số thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là đáp ứng được các đòi hòi khắt khe về chất lượng, đặc biệt là quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Chương trình ARISE Plus do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được những lợi ích từ các cam kết thương mại song phương, trong đó tập trung vào việc thực hiện EVFTA; thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ Việt Nam sang châu Âu.
Dự án do tổ chức IDH Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội Gia vị châu Âu đồng tổ chức thực hiện. Dự án sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bên trong ngành hồ tiêu vào các hoạt động như: Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về canh tác bền vững cho nông dân; hỗ trợ đào tạo, giám sát thực hành canh tác bền vững; quản lý sử dụng hóa chất nông nghiệp có trách nhiệm...
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đại diện Nhóm Đối tác công tư ngành hồ tiêu khẳng định: “Đã đến lúc ngành hồ tiêu Việt Nam cần chuyển đổi từ sản xuất theo số lượng sang tập trung nâng cao chất lượng và cải tiến hệ thống sản xuất để hồ tiêu có chất lượng tốt hơn, đồng thời giúp nông dân có thu nhập bền vững. Hỗ trợ của Liên minh châu Âu thông qua Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng và đúng thời điểm, đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước và châu Âu cùng tham gia vào một mục tiêu chung phát triển ngành hồ tiêu bền vững”.
Ông Matthieu Penot, Tùy viên Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam cung cấp gần một nửa lượng hồ tiêu châu Âu đang tiêu dùng. Việc Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên đầu tư mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng hồ tiêu Việt Nam góp phần tăng cường hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Dự án sẽ hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng hồ tiêu, góp phần vào tăng trưởng bền vững của ngành. Mục tiêu của Dự án là cải thiện đời sống của 10.000 hộ nông dân trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên và giúp các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hồ tiêu tăng sản lượng bền vững”.
Đỗ Hương/Chinhphu.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản nhiều dự báo đạt trên 60 tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 5,9 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt trên 51 tỷ USD.
Kiểm soát bình ổn giá cả thị trường cuối năm
Chỉ đạo định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để sẵn sàng các biện pháp quản lý, điều hành giá, kịp thời, hiệu quả.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
Là một trong những công trình hạ tầng quan trọng trong Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn đã được khởi công xây dựng từ tháng 8/2024. Hiện chủ đầu tư và đơn vị thi công đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án vào tháng 4/2025.
Thanh Hóa phát triển chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.
Khu vực doanh nghiệp nộp ngân sách hơn 11.225 tỷ đồng
Bằng nhiều giải pháp tập trung khai thác mở rộng thị trường, 10 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng tích cực. Tổng thu nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp trong 10 tháng đầu đạt hơn 11.225 tỷ đồng, đạt 120,7% dự toán giao, tăng 19,3% so với cùng kỳ.
Quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp
Thời gian qua, thành phố Sầm Sơn đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU.
Xuất khẩu rau quả lập kỳ tích mới
Xuất khẩu rau quả 10 tháng năm nay của Việt nam đã đạt mốc hơn 6,3 tỷ USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật những tháng cuối năm
Thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tích cực chăm sóc đàn gia súc, gia cầm để chuẩn bị xuất bán, phục vụ nhu cầu của thị trường cuối năm. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cùng với các địa phương đang tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu sản xuất vụ Đông 2024-2025
Đến thời điểm này, Thanh Hóa đã gieo trồng được khoảng 75% diện tích vụ Đông theo kế hoạch. Theo ngành nông nghiệp, việc mở rộng diện tích các cây trồng ưa lạnh là điều kiện quan trọng để các địa phương hoàn thành mục tiêu về diện tích và tăng giá trị trong sản xuất vụ Đông.
Thị trường thức ăn chăn nuôi: Nguồn cung phong phú, giá giảm 10 - 20%
Từ đầu năm 2024 đến nay, giá các nguyên liệu thức ăn trong nước đều giảm nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng giảm theo. Tại Thanh Hóa, nguồn cung thức ăn chăn nuôi khá phong phú, giá các loại đều giảm từ 10 - 20%, tạo điều kiện cho người chăn nuôi trong tỉnh phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.